Google Analytics Là Gì? Công Dụng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả từ A-Z

Google Analytics là gì?

Google Analytics Là Gì?

Google Analytics dùng để làm gì? Có tính năng như thế nào?

Google Analytics dùng như thế nào?

Google Analytics được xem là công cụ tiếp thị hỗ trợ các SEOer, Maketer, các nhà quản lý thấu hiểu khách hàng của mình hơn và đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng sự chuyển đổi của khách hàng thông qua Website. Nếu bạn chưa từng hoặc chưa hiểu về công cụ Analytics và chưa biết cách sử dụng công cụ này thì bài viết này sẽ giải đáp tất cả cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một trong số các công cụ SEO miễn phí đến từ Google. Công cụ cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về người dùng khi truy cập vào website. Thông qua đó, người quản lý có thể biết được các số liệu chính xác các số liệu liên quan đến những hoạt động trên website. Người quản lý có thể có cái nhìn tổng quan về tình trạng website của mình, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu website kịp thời để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang.

Google Analytics là gì?

Google Analytics báo cáo lưu lượng truy cập website, thời gian truy cập trung bình và tỷ lệ thoát khỏi trang web của người dùng. Ngoài ra, Google Analytics cũng đưa ra nhiều chỉ số khác, giúp bạn nắm rõ hành vi của người dùng.
Tính đến nay, Google Analytics đã và đang hỗ trợ phân tích số liệu cho trên dưới 1 tỷ website trên thế giới.

Các tính năng nổi bật của Google Analytics

Trước khi tìm hiểu cách cài đặt và sử dụng Google Analytics thì chúng ta cùng tìm hiểu những tính năng chính của Google Analytics mang đến cho người dùng như:
  • Sử dụng Advanced Segment để theo dõi các chiến dịch cụ thể
  • Tùy chỉnh Dashboard để xem những dữ liệu cần thiết
  • Theo dõi doanh thu của các sản phẩm
  • Xem các nội dung, từ khóa mà khách hàng thường hay tìm kiếm
  • Funnel Visualization: Kiểm tra người dùng thoát trang ở bước nào trong quá trình mua hàng – thanh toán
  • Theo dõi hành vi người dùng
  • Tạo các mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing
  • Xem dữ liệu nhân khẩu học của nguồn đối tượng truy cập vào website: Nhóm tuổi, địa điểm, chủ đề ưa thích…

Các tính năng nổi bật của Google Analytics

Cách hoạt động của Google Analytic

Thông qua Google Analytics chúng ta có thể thống kê, phân tích, đánh giá website và hiệu quả của các hoạt động Marketing Online. Vậy cơ chế hoạt động của Google Analytics như thế nào?  Google Analytics hoạt động qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thu nhập dữ liệu (Data Collection )

Giai đoạn này, Google Analytic sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trên website bằng cách sử dụng đoạn mã JavaScript đã được cài đặt theo dõi trên website khi cài đặt trước đó.

Giai đoạn 2: Chuyển đổi dữ liệu (Configuration )

Với nguồn dữ liệu đã thu thập, nó sẽ được truyền đến máy chủ của Google để tiếp tục quá trình chuyển đổi từ dữ liệu thô thành dữ liệu thứ cấp để xuất thành báo cáo cho website.

Giai đoạn 3:  Lựa chọn chỉ số muốn theo dõi (Processing)

Thông qua thuộc tính View các doanh nghiệp có thể lựa chọn loại chỉ số muốn theo dõi thường xuyên nhất.

Giai đoạn 4: Báo cáo (Reporting )

Xuất báo cáo là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động của Google Analytic. Các nhà quản lý website sẽ nhận lại báo cáo đầy đủ, các số liệu thống kê chi tiết liên quan đến hoạt động của website.
Xem thêm: Google Trends Là Gì? Tips Sử Dụng Google Trends Hiệu Quả Cho SEO

Các chỉ số quan trọng cần quan tâm của Google Analytics

Các chỉ số Google Analytics sẽ giúp bạn đo lường và kiểm tra các hoạt động của website. Từ đó, đưa ra được những kế hoạch chỉnh sửa hợp lý để tối ưu website, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Người dùng (User)

Chỉ số người dùng giúp bạn biết được số lượng người dùng đã truy cập vào website của bạn trong một khoảng thời gian được tùy chọn. Để biết được chỉ số này, bạn có thể thực hiện các thao tác như: Ở mục Audience bạn sẽ Click chọn “Overview”, sau đó màn hình sẽ hiển thị ô “Users”.

Phiên truy cập (Session)

Phiên truy cập là số lượt thao tác của người dùng khi truy cập vào website và tiến hành tương tác với website. Một người dùng có nhiều phiên truy cập nghĩa là họ đã quay lại website bạn nhiều lần.
Chỉ số này sẽ giúp bạn nắm được tổng số lần người dùng tương tác với website. Trong trường hợp người dùng truy cập vào website nhưng không có tương tác và thoát ra sau đó thì ta gọi đó là phiên trang đơn, phiên trang đơn có thời lượng phiên = 0.
Session (số phiên) được tính như thế nào?
Session được tính khi có người dùng vừa truy cập vào website. Và sau 30 phút không có tương tác, nhưng người dùng thực hiện các tương tác khác với website như: chuyển sang trang khác cùng website, xem sản phẩm, phóng to, copy text…thì vẫn được tính là là một phiên. Session kết thúc khi người dùng đóng trình duyệt lại và không thực hiện truy cập nào vào website của bạn nữa. Hoặc sau 30 phút, không có tương tác nào giữa người dùng và website, người dùng truy cập vào website khác nhưng không quay lại sau 30 phút.

Số lần xem trang (Pageview)

Số lần xem trang cho biết có bao nhiêu trang được người dùng xem qua. Số lần xem trang được tính khi có người dùng truy cập vào website, kể cả khi họ không có thực hiện hành vi nào khác hoặc thoát ngay ra.

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát trang là chỉ số quan trọng, cho biết số lần người dùng truy cập vào website và thoát ra nhưng không thực hiện bất kì một thao tác nào. Chỉ số này cũng cho bạn biết, nội dung trên trang của bạn có hấp dẫn hay không. Khi chỉ số này cao thì Google sẽ đánh giá thấp website của bạn.

Thời gian trung bình của phiên (Avg. time per sessions)

Số liệu thời gian trung bình của phiên sẽ giúp bạn nắm được một người dùng hoạt động trên website của bạn sẽ ở lại trong thời gian bao lâu. Khi người dùng càng ở lại lâu trên website thì chứng tỏ nội dung trên trang rất hữu ích với họ và họ sẽ tìm hiểu kỹ hơn, ở lại lâu hơn.
Các tính năng nổi bật của Google Analytics

Số trang/phiên (Avg. pageviews per sessions)

Số trang/phiên cho biết số lượng trang trung bình người dùng xem trong một phiên.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi của website được tính khi có người dùng vào website và thực hiện hành động như:
  • Truy cập vào website và mua hàng
  • Truy cập vào website và để lại thông tin

Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho Website WordPress

Dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho Website WordPress chi tiết dành cho những bạn chưa biết như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập theo đường dẫn: Tại đây. Đăng nhập Google Analytics bằng cách sử dụng tài khoản Gmail. Sau đó nhấn vào nút Thiết lập miễn phí.
Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho Website WordPress
Bước 2: Tạo tên tài khoản và Bấm tiếp để tiếp tục.
Tạo tên tài khoản GA
Bước 3: Thiết lập tài sản.
Bạn điền thuộc tính và nhấn tiếp tục
Bước 4: Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn
Tạo tài khoản GA
Tích vào các lựa chọn theo ngành nghề của bạn và tích vào Tạo để hoàn thành cơ bản các bước thiết lập
Bước 5: Tích chọn các điều khoảng như hình bên dưới và bấm chọn “Tôi chấp nhận”
Tích chọn các điều khoảng như hình bên dưới và bấm chọn “Tôi chấp nhận”
Bước 7: Sau khi tạo và thiết lập xong các thông tin Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn mã. Bây giờ bạn chỉ cần Copy và Paste đoạn mã này lên website là hoàn thành.
Bước 8: Thiết lập mục tiêu
Sau khi đã cài đặt xong mã theo dõi trên website, bạn sẽ phải thiết lập một cài đặt nho nhỏ trong website profile trên Google Analytics, đó chính là cài đặt mục tiêu của bạn.
Bạn có thể nhấp vào mục Admin ở phía trên đầu trang Google Analytics của mình. Sau đó, nhấn vào phần Goals (mục tiêu) nằm trong cột View (chế độ xem).
Thiết lập mục tiêu Sau khi đã cài đặt xong mã theo dõi website, bạn sẽ phải thiết lập một cài đặt nho nhỏ (nhưng không kém phần quan trọng) trong website profile trên Google Analytics, đó chính là cài đặt mục tiêu của bạn. Bạn có thể nhấp vào mục Admin ở phía trên đầu trang Google Analytics của mình. Sau đó, nhấn vào phần Goals (mục tiêu) nằm trong cột View (chế độ xem).
Thiết lập những mục tiêu cho website
Phần Goals sẽ thông báo cho Google Analytics mỗi khi có điều gì xảy ra trên website của bạn.
Bước 9: Thêm các tài khoản và thuộc tính bổ sung
Nếu bạn muốn thêm tài khoản Google Analytics mới, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách quay lại trình Admin, sau đó nhấp vào liên kết Create New Account.
Tham khảo thêm: Organic Traffic là gì? Vai Trò &Cách Tăng Organic Traffic Về Website Hiệu Quả

Những sai lầm doanh nghiệp thường gặp khi sử dụng Google Analytics

Dưới đây là một số lỗi Google Analytics phổ biến cần tránh để giúp bạn tận dụng công cụ này đo lường một cách hiệu quả:

Không sử dụng Google Analytics ngay từ đầu

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 50 triệu trang web đang sử dụng công cụ Google Analytics. Nếu bạn đang không tận dụng công cụ này thì có thể bạn đã bỏ lỡ một công cụ tốt nhất giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập Website. Từ đó, bạn cũng không thể biết được chiến lược tiếp thị nào đang hoạt động tốt hay không tốt. Và cũng không biết cần cải thiện những nội dung gì trên website để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Không lọc dữ liệu phiên nội bộ

Đối với một tổ chức lớn, hàng nghìn lượt xem trang mỗi tháng có thể đến từ nội bộ công ty chứ không phải đến từ khách hàng tiềm năng trong thực tế. Điều này có thể làm lệch dữ liệu của doanh nghiệp và đem đến cho bạn thông tin không chính xác về hiệu suất hoạt động của Website. Để khắc phục điều này, bạn nên thiết lập bộ lọc để xóa thông tin này ra khỏi dữ liệu phân tích của Google.

Không lọc lưu lượng thư rác

Khoảng 4% của tất cả lưu lượng truy cập internet đến từ thư rác. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó có thể chuyển thành số lượng đáng kể lượt xe trang vô nghĩa trên trang của bạn. Ngay cả khi bạn triển khai các công cụ để chặn, thì bạn cũng cần phải lọc lượng thư rác nầy để số liệu báo báo được chính xác nhất.
Bạn có thể sử dụng công cụ Analytics Edge trong Google Analytics sẽ giúp phân khúc để loại bỏ các thư rác cá nhân được gửi tới doanh nghiệp khiến việc phân tích trở nên chính xác hơn rất nhiều.

Sử dụng sai các tham số UTM

Tham số UTM là một đoạn mã mà bạn thêm vào URL để giúp bạn xem lưu lượng truy cập web của mình đến từ đâu. Đây là cách bạn có thể tìm ra số liệu thống kê traffic đến từ các phương tiện truyền thông xã hội hay các trang web thứ ba. Với kiến ​​thức đó, bạn có thể điều chỉnh các chiến lược tiếp thị của mình cho phù hợp.

Chỉ sử dụng dữ liệu tổng hợp

Nếu bạn không phân khúc dữ liệu Google Analytics của mình dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, hành vi và địa lý, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin có giá trị.  Bằng cách phân khúc nhỏ các dữ liệu, bạn có thể đạt được những thông tin hữu ích từ đó cải thiện nội dung tốt hơn và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn trước.

Không thiết lập mục tiêu

Trong Google Analytics, bạn cũng có thể thiết lập các mục tiêu như tăng lượt tải xuống, tăng cuộc gọi, tăng lượt đăng ký,…khiến nhiều người nhấp vào một trang nhất định hoặc khuyến khích nhiều hình thức liên hệ hơn. Công cụ sẽ cho bạn thấy quá trình hoàn thành mục tiêu, có những điều chỉnh cần thiết và quan trọng.

Không theo dõi chuyển đổi

Google Analytics giúp bạn có thể theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, hành vi của người dùng trên trang của bạn. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn cần theo dõi thường xuyên.
Bằng cách thiết lập mục tiêu chuyển đổi trong Google Analytics, bạn có thể biết được lượt chuyển đổi đó đến từ đâu, bài viết nào trên trang web mà người dùng đã truy cập nhiều nhất và yếu tố khiến họ thực hiện các chuyển đổi đó.

Không theo dõi các sự kiện hoặc chiến dịch

Nếu bạn không theo dõi các chiến dịch của mình, bạn sẽ không biết chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động tốt và trang web nào giúp đem đến lưu lượng truy cập tốt cho website doanh nghiệp. Google Analytics cung cấp cho bạn nguồn lưu lượng truy cập, các biến theo dõi chiến dịch cụ thể. Bạn cũng có thể theo dõi các sự kiện như lượt nhấp email và lượt xem video trong chính phần mềm này.
Trên đây là những chia sẻ của ROI Media về Công cụ Analytics, các tính năng cũng như cách cài đặt, sử dụng Google Analytics. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn những vấn đề liên quan hãy Liên hệ HOTLINE: 0971 303 292 để được tư vấn giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ
0971303292