7 Tuyệt Chiêu Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh SEO Website Từ A – Z

Facebook Pixel Helper:

Phân tích đối thủ cạnh tranh là khâu quan trọng của mỗi doanh nghiệp để biết được đối thủ của mình đã và đang làm gì, từ đó có hướng đi phù hợp. Vậy làm như thế nào để biết đối thủ của mình là ai? cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing thông qua seo website là gì? Hãy cùng ROI Media theo dõi bài viết hướng dẫn chi tiết sau đây nhé!

Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình giúp doanh nghiệp xác định được các doanh nghiệp đối thủ của mình là ai, xác định các doanh nghiệp nào trên thị trường cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá các đối thủ cạnh tranh đó dựa trên các tiêu chí kinh doanh được xác định trước.
Nếu bạn thực hiện phân tích tốt đối thủ cạnh tranh của mình sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh khi đứng trên cương vị là khách hàng. Từ đó xác định được những vấn đề cần được cải thiện để kinh doanh đạt hiệu quả.
Cách Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong SEO Website
Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
  • Việc phân tích website của đối thủ cạnh tranh giúp bạn có được nguồn dữ liệu thông tin chi tiết về khách hàng, đối thủ. Từ đó có được những đánh giá và đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng tốt hơn.
  • Phân tích website giúp bạn hiểu hơn về khách hàng mục tiêu, biết được hành vi khách hàng khi đến với website. Biết được khách hàng đang quan tâm điều gì, từ đó điều chỉnh nội dung phù hợp.
  • Phân tích website đối thủ giúp bạn nhìn nhận và đánh giá khách quan về điểm mạnh điểm yếu của các chiến lược SEO, quảng cáo, truyền thông. Từ đó rút ra các kinh nghiệm cho bản thân và lên kế hoạch cải thiện hiệu quả Seo website của mình.
  • Việc phân tích website cũng là tiền đề cho việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tăng doanh thu cho công ty.

Làm cách nào để xác định đối thủ trong SEO

Trong SEO, đối thủ cạnh tranh dược xác định là các tên miền nằm trong top 10 của mỗi bộ từ khóa. Tuy nhiên, chỉ dựa vào yếu tố này bạn không đủ để kết luận đó là đối thủ cạnh tranh chính của mình. Và trong SEO, việc xác định đối thủ cạnh tranh khá phức tạp. Cụ thể:

Có cùng chủ đề bộ tự khóa hoặc cùng lĩnh vực ngành nghề

Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với website của bạn đó là những đối thủ có cùng lĩnh vực, có cùng bộ từ khóa SEO. Bởi họ có cùng đối tượng khaschhangf mục tiêu, nội dung và cấu trúc website đều đáp ứng ý định tìm kiếm của khách hàng. Trong đó, một số trang web có website chưa đầu tư mạnh cũng coi đó là đối thủ của mình. Bởi những đối thủ này nếu muốn thực hiện kế hoạch Marketing Online thì rất đơn giản và nhanh chóng. Do đó, SEOer cũng cần quan tâm đến đối tượng này.
Facebook Pixel Helper:

Cùng hoạt động SEO trong 1 thời điểm

Là việc các website có hoạt động triển khai SEO và duy trình nó trong một thời điểm. SEOer có thể phân tích dạng đối thủ này thành 2 loại:
  • Đối thủ tĩnh: Với đối tượng này bạn có thể dễ dàng tính toán được lượng công việc họ làm từ đó tìm cách vượt đối thủ.
  • Đối thủ động: Là các đối thủ đang triển khai đẩy SEO TOP thì bạn cần biết được các công việc họ đang làm, mục đích kế hoạch của họ là gì, từ đó để có kế hoạch vượt đối thủ.

Chuẩn bị trước khi nhận diện đối thủ cạnh tranh

Xác định Bộ từ khóa, chủ đề từ khóa SEO

Trước khi nghiên cứu đối thủ, bạn cần có bộ từ khóa nghiên cứu của website mình. Bằng cách xác định chủ đề và kết hợp các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm ra các từ khóa liên quan, và chi tiết. Sau đó tổng hợp thành bộ từ khóa hoàn chỉnh. Cuối cùng là nhóm những từ khóa theo insight lại để tạo thành từ khóa danh mục lớn.
Tiếp tục nghiên cứu các từ khóa nhỏ chi tiết thông qua các từ khóa trên và các từ khóa sản phẩm.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

Cần chuẩn bị các công cụ để nghiên cứu website đối thủ bao gồm:
Tag Assistant:
Google Tag Assistant (GTA) là tiện ích mở rộng của Google Chrome do Google phát triển cho phép SEOer check đối thủ đã cài các đoạn mã theo dõi trên các công cụ như Google Analytics, Google Adwords Remarketing, Google Tag Manage,…

Facebook Pixel Helper:

Pixel Facebook là đoạn mã JavaScript được facebook cung cấp cho các website để chèn vào website nhằm theo dõi, đo lường và tối ưu hóa người dùng vào website.
Facebook Pixel Helper:
Web Developer:
Công cụ này giúp SEOer kiểm tra Heading, thẻ Alt ảnh… và một số yếu tố quan trọng của website:
Seoquake:
SEOquake là công cụ hỗ trợ SEOer phổ biến giúp tối ưu Onpage (tối ưu hóa trên website).

Cách xác định đối thủ cạnh tranh trong SEO

Xác định đối thủ bằng kinh nghiệm 

Với mỗi người khi kinh doanh họ sẽ biết được đối thủ của mình là ai trong thời gian hoạt động, cách quan sát. Từ việc xác định được đối thủ Offline, khách hàng có thể dễ dàng xác định được đối thủ trên các kênh Online như Website, facebook. Điều này giúp chủ DN hay các SEOer có thể xác định được đối thủ đã có hoạt động gì trên online.
Bạn có thể dựa trên các yếu tố như ngành nghề kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, theo vị trí địa lý để xác định đối thủ kinh doanh của mình.

Xác định đối thủ bằng công cụ 

Bằng cách nhóm từ khóa quan trọng với doanh nghiệp, từ khóa có volume cao hoặc các từ khóa được các SEOer xác định ở các bước trên.
Bước 1: Lựa chọn 100 từ khóa có volume lớn nhất
Bước 2: Sử dụng công cụ để kiểm tra thứ hạng nằm trong TOP 10 ( Liệt kê các đối thủ đang TOP)
Bước 3: Thống kê các đối thủ có nhiều từ khóa lên TOP nhất
Bước 4: Tổng hợp và cho ra list đối thủ trong SEO.

Hướng dẫn các bước phân tích website đối thủ cạnh tranh 

Phân tích tổng thể sức mạnh tên miền của đối thủ

Đầu tiên, bạn có thể tiến hành phân tích tổng thể sức mạnh của tên miền đối thủ thông qua các yếu tố như:
  • Tuổi tên miền
  • Lập chỉ mục trong công cụ tiềm kiếm
  • Xếp hạng Alexa
  • Traffic
  • Thông tin tên thương hiệu
  • Các trang mạng xã hội

Cách phân tích website đối thủ cạnh tranh

Từ đó đưa ra các điểm mạnh yếu để đưa ra chiến lược phù hợp. Đồng thời seoer cũng có thể kiểm tra tín hiệu thương hiệu đối thủ trên internet bằng cú pháp “tên thương hiệu” -site:domain hoặc URL đối thủ bằng cú pháp “domain” -site:domain.

Nghiên cứu các kênh Marketing Online của đối thủ

Các đối thủ của bạn luôn sử dụng nhiều kênh marketing online khác nhau và còn sử dụng nhiều công cụ quảng cáo của Google, Facebook, Zalo.
Ngoài nghiên cứu trang chủ của đối thủ, bạn nên kiểm tra sức mạnh của các url đang lên TOP có độ cạnh tranh cao của đối thủ từ đó có được thông tin cần thiết cho chiến lược của mình.

Nghiên cứu cấu trúc website và UX của đối thủ

Google hiện chú trọng về phần UX, nhằm chú trọng trải nghiệm của người dùng trên trang. Điều này có thể thấy rõ khi mà gần đây Google thay đổi các thuật toán liên quan đến UX.
Phân tích cấu trúc website
Do đó, SEOer cần nghiên cứu tốc độ website của đối thủ, cấu trúc website, menu điều hướng của đối thủ. Và xem tốc độ tải trang của đối thủ trên thiết bị di động như thế nào? nếu chưa có hoặc tệ thì đó chính là cơ hội của mình để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bởi đa số người dùng giờ đây đều tìm kiếm thông tin qua thiết bị di động và bạn nên tận dụng cơ hội này để tối ưu nhé.

Nghiên cứu Content đối thủ

Để nghiên cứu content bạn có thể sử dụng các công cụ như “screaming frog” hoặc “WebSite Auditor”. Trong đó công cụ “screaming frog” cho bạn biết tất tần tật về đối thủ của bạn từ các thẻ tiêu đề, sơ đồ link, chất lượng nội dụng, tình trạng trùng lặp, độ sâu nội dung.
Từ những thông tin này, SEOer sẽ có cái nhìn tổng quan về khối lượng và chất lượng nội dung trên website đối thủ. Ngoài ra, bạn cũng nên vào trực tiếp website của đối thủ, xem từng trang, nội dung của đối thủ để đánh giá được điều hướng nội bộ như thế nào. Từ đó đánh giá hiệu quả và tối ưu cho trang của mình.
screaming frog

Nghiên cứu Onpage của đối thủ

Bất kỳ người làm seo nào cũng biết tầm quan trọng của SEO Onpage và việc này là cần thiết khi phân tích đối thủ cũng như audit website của mình. Trong đó, bạn cần nghiên cứu các yếu tố sau:
  • Keyword (Title + Desc): Key trong Title, Description đang lên TOP của đối thủ. Và khi có keyword trong title, description thì điểm càng cao.
  • Heading đối thủ: Cách đặt Heading của đối thủ, từ heading trang chủ, heading danh mục, sản phẩm, bài viết, tags. Khi heading đặt càng chuẩn điểm càng cao.
  • URL: URL đã chuẩn seo hay chưa?
  • Breadcrumb
  • Chủ đề lớn được show tại trang chủ
  • Bộ soạn thảo văn bản mà đối thủ đã sử dụng

Nghiên cứu backlink của đối thủ

Backlink là yếu tố quan trọng trong SEO tuy nhiên điều này cũng không còn quá quan trọng bởi Google chú trọng đến các backlink liên quan, cùng chủ đề hơn và các baklink kém chất lượng. Backlink càng chất lượng điểm càng cao.
Nghiên cứu backlink của đối thủ

Đánh giá hoạt động Social Network

Các hoạt động trên mạng xã hội cũng hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động Seo. Khi lượng truy cập từ các nguồn fanpage Facebook lượt like lớn, YouTube có lượt sub lớn… đều rất có lợi thế. Một số lợi ích MXH mang đến cho SEO:
  • Tăng lưu lượng truy cập trên website
  • Mở rộng thương hiệu trên nền tảng truyền thông
  • Độ lớn của MXH
Bạn có thể nghiên cứu đối thủ với một số nội dung như:
  • Số lượng nền tảng mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng và chưa sử dụng.
  • Tần suất đăng bài của đối thủ.
  • Loại nội dung mà đối thủ đăng được nhiều tương tác nhất.

Kết luận

Trên đây là ROI đã chia sẻ đến bạn đọc cách nghiên cứu đối thủ trong seo website. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn thành công trong chiến lược SEO của mình, đẩy TOP từ khóa thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971303292