Thuật toán Google Panda Back (hay gọi với cái tên thân thương Google Panda) không còn quá xa lạ với các SEOer lâu năm. Tuy nhiên đối với các SEOer mới vào nghề thì đây là thuật ngữ khá mới mẻ. Trong bài viết này, Roi Media sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về Google Panda cũng như nguyên nhân website của bạn bị phạt bởi thuật toán này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Google Panda Back là gì?
Google Panda Back là thuật toán của Google về SEO, ra mắt vào tháng 2/2011. Google Panda ra đời nhằm giúp loại bỏ các nội dung rác, nội dung copy và website kém nổi bật. Thuật toán Panda còn thay đổi cách xếp hạng trên SERP (trang kết quả tìm kiếm) công bằng và hiệu quả hơn, và trả về các kết quả chính xác và phù hợp với nhu cầu của người dùng nhất.
Thuật toán Google Panda ra đời với mục đích:
- Xem xét, đánh giá nội dung Website. Sau đó loại bỏ những nội dung rác, nội dung spam, nội dung copy từ các website khác.
- Giảm sự hiện diện của những website chất lượng thấp trong kết quả của Google Organic Search
- Thưởng cho các website có content chất lượng cao
Triệu chứng thường thấy của một Website bị dính thuật toán Panda đó là hiện tượng rớt hạng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng này cũng thể hiện một cách rõ ràng như vậy. Bạn nên nhớ rằng trong thực tế những trang web đang phát triển tốt vẫn có khả năng “ăn đòn” từ “Gấu trúc của Google”.
Lý do Google tạo ra thuật toán Panda là gì?
Vào năm 2010, chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng suy giảm với sự trỗi dậy của mô hình “content farm” (the rise of “content farm”) đã trở thành những chủ đề gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn về SEO trên thế giới.
Amit Singhal của Google chia sẻ với Wired tại TED: bản update “Caffeine” ra mắt cuối năm 2009, đã thúc đẩy đáng kể khả năng index content của Google. Nhưng thuật toán này cũng đã đưa “một số nội dung không tốt” vào chỉ mục của Google.
Trong suốt giai đoạn ấy, “sơ hở” của Google đã được nhiều chủ trang web lớn lợi dụng triệt để nhằm kiếm tiền bằng cách đăng tải hàng ngàn bài viết mỗi ngày… nhưng tất cả chúng đều không hề mang lại một chút giá trị nào cho người dùng.
Bạn không hề nghe nhầm đâu! Đó là hàng ngàn bài viết mỗi ngày và mục tiêu hướng tới ở đây chỉ có một, là Google. Sau đó họ làm cho lượng bài viết khổng lồ đó lan truyền thông qua phần mềm social và kiếm rất nhiều tiền thông qua quảng cáo.
Tại sao họ lại có thể làm được như vậy? Bởi vì thuật toán của Google lúc bấy giờ chỉ chú trọng đến số lượng nội dung được bổ sung liên tục hơn chất lượng. Dẫn đến việc những nội dung này nghiễm nhiên chễm trệ tại vị trí cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của họ.
Sau khi hứng loạt gạch đá từ các trang báo khác nhau thì Google đã có động tác chữa cháy bằng cách phát triển và cho ra mắt thuật toán Google Panda.
Ưu nhược điểm của thuật toán Google Panda Back
Ưu điểm của thuật toán Google Panda Back
- Tối ưu thời gian sử dụng
Thời gian chính là chìa khóa của sự thành công và Google cũng nhận ra điều đó. Do đó Google đang nỗ lực và cải thiện từng ngày để cung cấp nội dung kịp thời tới người dùng. Nó có nghĩa là cung cấp thông tin phù hợp vào đúng thời điểm bất cứ khi nào người dùng yêu cầu truy vấn của họ
Gấu trúc Google đang đóng vai trò quan trọng trong việc này bằng cách làm cho các kết quả của công cụ tìm kiếm Google chất lượng hơn, xác thực và có liên quan hơn bằng cách sử dụng bản cập nhật Google Panda. Google đang cố gắng mang lại lợi ích cho những người dùng tìm kiếm thông tin thật
- Giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung
Hiện nay có rất nhiều trang web đang thực hiện hành vi “ăn cắp nội dung” từ các website khác một cách phi đạo đức để trục lợi. Các trang web này đang ảnh hưởng đến danh tiếng của các nhà sản xuất nội dung chân chính, những người chăm chỉ tạo ra nội dung hữu cơ chất lượng cao, mang lại những giá trị hữu ích cho người dùng.
Do đó, để đảm bảo và tăng cường tính công bằng, minh bạch, Google Panda đang trừng phạt tất cả các trang web và trang web có liên quan đến hành vi sao chép và ăn cắp nội dung..
- Tưởng thưởng cho việc SEO tốt
Trước khi Google Panda được triển khai, đã có nhiều nhà xuất bản chú trọng việc triển khai các kỹ thuật Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo lối mũ đen như các liên kết ngược trả phí để tối ưu hóa trang web/trang của họ. Những trang web đó là mục tiêu bị Google Panda tấn công mạnh mẽ và thẳng tay.
Đồng thời Google Panda cũng tưởng thưởng cho những nhà sản xuất nội dung trung thực và chăm chỉ bằng cách tạo quy trình để đạt được thứ hạng cao trên kết quả SERP của Google cho các nhà tạo nội dung này.
- Nâng cao trải nghiệm duyệt web của người dùng
Một lợi ích khác mà thuật toán Google Panda mang lại là nó lọc ra tất cả các loại nội dung không mong muốn, không cần thiết và không liên quan đến nhu cầu của người dùng từ khắp nơi trên internet
Khách hàng truy cập internet se có thể nhìn thông tin trang chính xác hơn là hàng loạt các liên kết cung cấp thông tin. Google Panda đảm bảo rằng chỉ nội dung có liên quan đến truy vấn của khách hàng được truy cập chứ không phải nội dung không liên quan và không cần thiết.
Nhược điểm của Google Panda là gì?
- Google giữ kín bí mật
Kể từ khi được ra mắt cho đến nay, Google Panda đã trải qua quá nhiều bản cập nhật và chỉnh sửa. Việc này đôi khi khiến những người sử dụng Internet thậm chí không nhận thức đầy đủ những thay đổi mới đã được thực hiện hay chưa? Bản cập nhật có những điểm mới nào và nó chúng sẽ có ảnh hưởng như thế nào trong tương lai?
Nguyên do của hiện tượng mù thông tin này chính là việc Google giữ bí mật mọi thứ liên quan đến thuật toán của họ. Vẫn biết nó chỉ dành cho mục đích bảo mật nhưng việc có quá nhiều bí mật sẽ thể khiến người dùng thất vọng và nó cũng gây ra những tin đồn, suy đoán không căn cứ.
- Không thân thiện với người mới
Đây thực sự là một nhược điểm khá chí mạng của Google Panda vì nó ảnh hưởng đến những người mới hoặc những nhà sản xuất nội dung newbie, những người không biết cách sản xuất nội dung hữu cơ hoặc chất lượng cao
Các chính sách nghiêm ngặt của Google Panda đã khiến công việc của những người mới trong ngành này gặp nhiều khó khăn. Sự nghiêm ngặt quá mức này có thể làm số lượng người khao khát muốn trở thành nhà văn nội dung giảm xuống.
9 lý do khiến trang web bị dính Google Panda SEOer nên biết
7 nguyên nhân liên quan đến yếu tố Onpage
- Duplicate Content (Content trùng lặp)
Hiện nay trên Internet ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều trang web có nội dung được copy từ những trang web khác.
Khi bạn không lên được ý tưởng, không biết viết gì cho website của bạn, bạn buộc phải sao chép nội dung bài viết của người khác được lấy từ nhiều nguồn Internet ở nhiều nơi rồi cắt ghép, dán chúng lại thành bài viết của bạn.
Hiện tượng Duplicate Content cũng xảy ra ngay trên chính website của bạn khi có nhiều trang chứa cùng một nội dung. Hoặc sự khác biệt giữa các trang rất nhỏ không đáng kể.
Một ví dụ trùng lặp điển hình thường gặp là ở các công ty làm dịch vụ có nhiều chi nhánh như dịch vụ vệ sinh máy lạnh, sửa chữa điện lạnh,…
Ví dụ: Một công ty sửa chữa điện lạnh đã tạo ra 20 trang cho 20 quận, huyện khác nhau tại Hà Nội. Nội dung mỗi trang đều theo format gần giống nhau như dịch vụ, quy trình và bảng giá… và điểm khác nhau duy nhất tiêu đề như Dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại quận Cầu Giấy hay Dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại quận Đống Đa.
Có thể bạn nên biết: Google sẽ xét trùng lặp nội dung theo::
- Nội dung từng trang
- Thẻ Meta Description
- Thẻ Heading
- Code HTML
- Khung giao diện
- Khung design mặc định của website (Ví dụ: bài viết chữ quá ít nhưng khung design lại lớn)
Google định nghĩa Content như thế nào?
Google định nghĩa content là toàn bộ code HTML của website.
Khi tiến hành cào (crawl) dữ liệu website thì Google bot sẽ thực hiện cào code HTML từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Lưu ý rằng khung design mặc định của website giống nhau ở mỗi trang cũng được Google coi là trùng lặp. HTML của bạn phải unique (độc nhất) 51% thì website mới được coi là an toàn. Ví dụ nếu một bài viết của bạn chỉ có 300 – 400 từ mà khung design cố định của website lớn thì chắc chắn website bạn sẽ bị trùng lặp.
Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng trùng lặp nội dung là một điều vô cùng tối kị và cực kì nguy hiểm cho website của bạn. Mọi công sức mà bạn gây dựng trong vài tháng thậm chí vài năm có thể sẽ “đổ sông đổ bể” chỉ vì đạo một vài câu văn.
- Thin Content – Nội dung mỏng, ít thông tin
Thin content (hay nội dung mỏng) có thể hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như sau: content đã ngắn mà chất lượng content lại còn thấp!
Ví dụ: Bạn viết một bài viết có chủ đề “Thuật toán Google Panda” với phần định nghĩa và đặc điểm dài 200 trang mà không hề có thông tin nào về nguyên nhân, giải pháp và bất kỳ hình ảnh liên quan nào thì bài viết đó sẽ bị liệt vào dạng “thin content”.
Một số lỗi dẫn đến chất lượng content thấp có thể kể đến như: nội dung bị sao chép, nội dung rác, chủ đề bài viết không đồng nhất.
- Content Farming – cơn ác mộng của SEOer chân chính
Content farming là thuật ngữ SEO dùng để ám chỉ các website có hành vi spam nội dung, thu thập và sao chép content của các web khác rồi chắp và thành bài viết của mình. Sau đó bài viết sẽ bị nhồi nhét rất nhiều từ khóa và tối ưu SEO tốt hơn so với web gốc để có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Một Website được cho là đang thực hiện content farming khi nó có nhiều bài viết ngắn hướng tới nhiều loại truy vấn khác nhau. Những nội dung này được tạo ra với mục đích “lách luật” các thuật toán của Google và có thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, nhưng không có hề thẩm quyền và bất kỳ giá trị gì cho người dùng.
Mục tiêu của những người có hành vi content farming nhắm đến là doanh thu đến từ quảng cáo nhờ vào lượng Organic Traffic từ công cụ tìm kiếm như Google.
- Low Quality Content – Nội dung có chất lượng thấp
Nội dung bị coi là chất lượng thấp khi chùng bị Google đánh giá là không đầy đủ và không ngắn gọn. Chỉ cần đọc lướt nội dung bạn có thể dễ dàng nhận ra nội dung đã được viết bởi máy móc hoặc đã được “biến hóa” và không hề được đầu tư.
Low Quality Content cung cấp ít giá trị cho người dùng vì chúng thiếu thông tin chuyên sâu – thứ mà người đọc quan tâm nhất. Nếu nội dung của bạn bị Google liệt vào hạng content chất lượng thấp thì website bạn đừng mơ được xếp hạng trong bảng kết quả tìm kiếm.
- Website không có độ Trust cao – Thiếu Authority
Google E-A-T là một yếu tố tối quan trọng trong SEO. Nếu nội dung được tạo ra từ những nguồn không được xác minh về Entity, thiếu thẩm quyền (Authority), thiếu độ tin cậy (trust) cho người dùng. Điều đó sẽ khiến webiste của bạn bị Google Panda cho “bay màu” ngay lập tức.
Google cũng đã tuyên bố rằng các trang web hãy cố gắng trở thành một website có thẩm quyền trong chính lĩnh vực của mình nếu không muốn bị “Con gấu trúc của Google” hỏi thăm và bị phạt. Doanh nghiệp của bạn không chỉ cần cố gắng xây dựng sự tin cậy với Google, mà còn cần tạo dựng lòng tin từ phía người dùng.
- Website chứa quá nhiều quảng cáo
Đặt các banner quảng cáo điều thường thấy tại nhiều website. Tuy nhiên hiện nay có các website chứa quá nhiều banner quảng cáo với mục đích kiếm tiền từ Affilate Marketing mà cung cấp ít nội dung có giá trị đến người dung. Những website như vậy sẽ là mục tiêu mà Google Panda nhắm đến và loại bỏ.
- Lỗi Schema
Với các SEOer thì thuật ngữ Schema không còn gì xa lạ cả. Schema là một đoạn code nhỏ nhằm giúp công cụ tìm kiếm đọc website nhanh và dễ dàng hơn.
Google đã đưa ra quy luật về Schema như sau:
Những gì bạn khai trong schema phải trùng khớp với những gì mà người dùng nhìn thấy trên website của bạn!
Để hiểu rõ hơn hãy cùng xem xét ví dụ thực tế dưới đây:
Bạn làm Schema và khai với Google rằng website đang có 200 lượt review trên trang web và đồng thời website được đánh giá 5 sao,.. thì những thông tin này phải được hiển thị một cách đầy đủ và chính xác trên trang web mà bạn quản lý không được sai lệch.
Nếu chema bạn làm có sự sai lệch và trái với quy luật của Google thì một khi thuật toán Panda quét qua và thu thập đủ “chứng cứ phạm luật” của bạn, website của bạn sẽ bị phạt ngay lập tức.
Nguyên nhân liên quan đến Offpage
- Keyword Cannibalization (hay “ăn thịt” từ khóa)
Keyword Cannibalization hay xung đột từ khóa hoặc “ăn thịt” từ khóa, là hiện tượng khi bạn vô tình hay có chủ ý tạo lập nên nhiều bài viết cùng nói về một chủ đề hay cùng tối ưu một số từ khóa cụ thể.
“Ăn thịt” từ khóa sẽ khiến các URL dù được hiển thị trên công cụ tìm kiếm, những cuối cùng không có trang nào có thể đạt được TOP 10.
Việc nhiều trang có nội dung khác nhau nhưng đều hướng tới cùng chủ đề sẽ khiến Google “bối rối” không xác định được trang nào là chính và nên chọn trang nào để lên vị trí TOP. Do đó, chính các trang này lại tự kìm hãm, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến hiện tượng đều được hiển thị trên công cụ tìm kiếm, nhưng kết quả không có trang nào lên vị trí Top 10.
Khi Google Panda ghé thăm và xem xét website, nó sẽ ưu tiên quan sát những trang được tối ưu duy nhất (unique).
Nếu nó scan một ngàn trang và thấy tất cả các trang đều tối ưu theo: chủ đề bài viết khác nhau, bộ từ khóa riêng biệt.
Thì Google sẽ dễ dàng nhận diện và đẩy đúng URLlên TOP hơn.
Note: 2 cách kiểm tra Keyword Cannibalization:
Sử dụng công cụ Screaming Frog hoặc search google theo cú pháp site:domain + keyword seo.
- Spin content – Trộn nội dung
Spin content là thuật ngữ chỉ việc trộn nội dung lại với nhau để cho ra những bài viết mới.
Bài viết mới có thể cùng ý nghĩa với bài viết gốc nhưng khác về mặt câu chữ hoặc cũng có thể mang ý nghĩa khác hoàn toàn so bài viết gốc.
Tuy nhiên, Google xem những nội dung được tạo bởi phương pháp Spin Content như là nội dung rác.
Google luôn cập nhật liên tục nhiều thuật toán nhằm xóa bỏ những nội dung rác này. Đặc biệt nhất là dùng thuật toán Google Panda để xóa bỏ nó.
Trên đây là 9 nguyên nhân khiến website của bạn dễ bị dính án phạt từ thuật toán Panda. Vậy dựa vào dấu hiệu gì để phát hiện nhanh nhất website đang dính Panda Back? Tôi sẽ trả lời câu hỏi này ở ngay phần dưới đây!
Dấu hiệu Website bị dính phạt Google Panda Back
Organic Traffic giảm sút theo thời gian
Giảm sút về Organic Traffic được xem là dấu hiệu dễ nhận biết và phổ biến nhất.
Có thể trong thời gian đầu, việc sụt giảm Traffic sẽ không ảnh hưởng tới trang của bạn quá nhiều. Tuy nhiên, trong 1 hay 2 tháng, thậm chí nguy cấp hơn là trong vỏn vẹn vài tuần, bạn sẽ nhận ra ngay độ giảm sút traffic ngày càng rõ rệt, mạnh mẽ, trầm trọng. Và việc này sẽ kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác mà Google Panda “tặng” cho Website của bạn.
Tuy nhiên, nếu mức độ trùng lặp nội dung chưa vượt quá mức 20 – 30% thì bạn nên tìm cách khắc phục ngay – không thì traffic sẽ bị kéo tụt một cách thê thảm, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn nhiều.
À! Hiện nay có nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa hình phạt của thuật toán Panda và Penguin thì tiện đây tôi cũng chia sẻ luôn:
Nếu Panda kéo traffic xuống dần dần thì Penguin hoàn toàn trái ngược. Penguin sẽ phạt thẳng tay và kéo traffic giảm không phanh xuống tận đáy.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi nhớ một số trường hợp website bị giảm traffic nhưng không phải lỗi của Panda:
- Đối thủ cạnh tranh tăng trưởng mạnh trong thị trường của bạn: Bạn cần xem có ai đó mới đạt thứ hạng cao hơn bạn không. Hoặc đối thủ đã có sự thay đổi tốt hơn trước.
- Các hình phạt thủ công được áp dụng (kiểm tra Google Search Console để biết các vấn đề được báo cáo).
- Nhu cầu tìm người dùng ít hơn hẳn (có thể là do mùa vụ hoặc dịch bệnh). Ví dụ như trong các đợt giãn cách vì Covid 19 thì các nhu cầu tìm kiếm về mua sắm thời trang sẽ ít hơn hẳn.
- Một bản cập nhật hoàn toàn khác của Google như thuật toán Penguin, thuật toán Google Page Experience…
Traffic giảm một nửa bất thình lình
Một dấu hiệu khác là website bạn đang hoạt động tốt bỗng dưng mất đi một nửa traffic tự nhiên (lưu lượng truy cập không phải trả phí).
Điều này có thể xảy ra trong các đợt cập nhật Thuật toán cốt lõi của Google – thời điểm mà một lượng lớn bot Google sẽ tràn vào thu thập các trang trên website của bạn.
Thuật toán Google Panda có thể ảnh hưởng một phần hoặc thậm chí toàn bộ website. Lúc này, bạn cần để ý kỹ sự biến động thứ hạng từ khóa mỗi trang để đưa ra nhận định đúng.
Các yếu tố Google Panda sử dụng để đánh giá website
Các thành phần trong Website sẽ quyết định đến thứ hạng của chính Website đó
Một lỗi mà chúng ta hay mắc phải là quá chú trọng vào việc tạo Backlink từ trang khác dẫn đến trang chủ mà bỏ quên việc dẫn đến các trang khác trong website của mình. Điều này sẽ khiến website của bạn dễ bị Panda để ý và ghé thăm.
Cho nên đừng quên phân đều backlink trỏ về các trang khác để chia đều traffic tránh để Google hiểu trang web cả bạn chỉ có 1 trang chủ là nội dung chất lượng.
Click Through Rate (CTR)
CTR có ý nghĩa rằng nếu như nhiều người lựa chọn liên kết dẫn đến website của bạn chứng tỏ website của bạn có uy tín và thu hút được nhiều người dùng. Vậy nên bạn cần xếp hợp lý các từ khóa quan trọng vào cùng một tiêu đề và sử dụng meta description để tăng thêm sức hút của nội dung đối với người đọc.
EMD không phải luôn quan trọng nhất
Trước đây, một domain có chữ SEO trong đó là thứ tất cả chúng ta đều mong muốn để tối ưu nhất thứ hạng cho website. Các domain này sở hữu một ưu điểm là nếu như nội dung của chúng ta chưa phong phú thì lượng traffic đổ về cũng khá nhiều do có domain trùng với nhu cầu đang tìm kiếm của người dùng.
Content vẫn luôn quan trọng hàng đầu
Người dùng luôn mong muốn được trải nghiệm nội dung giá trị và Google dựa vào trải nghiệm của người dùng để đánh giá thứ hạng website của bạn. Vậy nên việc tạo nội dung “chất” cho Website vẫn luôn quan trọng để tránh các hình phạt của Google Panda, đặc biệt là vấn đề sao chép nội dung bài viết.
3 cách khôi phục trang web bị dính Google Panda
Loại bỏ Content kém chất lượng và Thin content
Thuật toán Google Panda luôn liên tục hoạt động, tiến hành đánh giá và loại bỏ từng chút một những website bị thin content hoặc nội dung kém chất lượng.
Bình thường, Panda đánh giá chất lượng cho toàn bộ trang web bằng cách xem xét một lượng lớn các trang trong đó. Sau đó, nó sẽ đánh giá và điều chỉnh thứ hạng cho phù hợp. Ngoài ra, Panda còn chấm điểm thứ hạng website dựa trên chất lượng các phần nội dung được bao gồm trong đó.
Vi vậy cốt lõi của vấn đề là cải thiện chất lượng nội dung của trang web.
Loại bỏ Low Quality Content và Thin Content
Việc loại bỏ content kém chất lượng khỏi website không chỉ nhằm mục đích SEO mà còn hướng đến lợi ích của người dùng.
Nói cách khác, hãy thử đặt mình vào vị trí của người dùng và thử truy cập vào website mình. Bạn sẽ thấy thế nào nếu sau khi mở 1 bài blog lên và chẳng có nội dung gì cuốn hút hay không có chút giá trị nào cả? Hay tệ hơn là truy cập vào 1 chuyên mục chật kín quảng cáo, chẳng có thông tin gì giá trị hết?
Vì thế, việc mang đến nội dung và trải nghiệm người dùng tốt nhất mỗi khi họ nhấp vào 1 kết quả tìm kiếm và truy cập vào website của bạn là cực kì quan trọng.
Cách loại bỏ content kém chất lượng
Trước hết bạn cần phải lọc những nội dung kém chất lượng trong trang web của mình. Và khi bạn tìm thấy phần nội dung kém chất lượng trên một URL bị Panda cho “ăn đòn”, hãy giải quyết bằng cách áp dụng:
Chiến lược “Giữ – Bỏ”
Chiến lược này có thể được hiểu như sau:
Nếu có thể cải thiện phần content trong website của bạn thì nên làm ngay. Nếu content đó đã quá tốt, bạn không thể cải thiện hơn nữa và người dùng không phàn nàn gì khi họ truy cập vào thì hãy để noindex nó
Đối với các content đã được Add URL vào Google, việc duy trì chất lượng nội dung luôn ở mức cao nhất (thậm chí phải cao hơn của đối thủ) là cực kỳ quan trọng. Việc này có thể giúp website của bạn ẩn mình khỏi các thuật toán kiểm tra chất lượng của Google, trong đó có Panda.
Chiến lược “Giữ – Bỏ” không chỉ giúp loại đi phần nội dung kém chất lượng, mà còn giúp người dùng dễ dàng tìm được thứ họ đang cần, đảm bảo content đạt hiệu quả cao. Hơn hết là đáp ứng đủ hoặc có khi hơn cả mong đợi của người dùng. Đồng thời, hãy đảm bảo Google sẽ chỉ index những phần nội dung giá trị nhất của bạn.
Tất cả đều hướng đến mục tiêu tối thượng là cải thiện chất lượng. Hay nói cách khác là mang đến cho người dùng những website tốt nhất.
Sử dụng Google Search Console để xử lỹ lỗi
Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool) là công cụ quản trị website của Google đồng thời cũng là người bạn tốt nhất cho bạn. Bất kể bạn đang phải chịu với hình phạt nào, điều quan trọng là phải giải quyết tất cả các lỗi và đề xuất của Google Search Console.
Tại đây, bạn có thể xác định các liên kết bị hỏng trên trang web, lỗi thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục và nhiều vấn đề khác.
Trong Google Search Console, bạn vào “Phạm vi lập chỉ mục”. Đây là báo cáo trạng thái URL của Google sau khi thu thập các trang trên website của bạn, trong đó:
- Error (Lỗi): URL bị lỗi nên không được lập chỉ mục. Có một số vấn đề khiến Googlebot không thể thu thập được trang của bạn như lỗi máy chủ (5xx), lỗi chuyển hướng (3xx), URL vô tình bị chặn bởi robots.txt hay bị gắn thẻ “noindex”, URL bị 404,…
- Warning (Hợp lệ nhưng có cảnh báo): URL đã được lập chỉ mục nhưng Google sẽ cảnh báo thêm một số vấn đề như trang bị chặn trong robots.txt nhưng được index do các liên kết bên ngoài hay nội bộ, trang ở định dạng Google không thể đọc được,…
- Valid (Hợp lệ): URL được lập chỉ mục và không có bất kỳ vấn đề gì khi thu thập.
- Excluded (Bị loại trừ): URL không được lập chỉ mục do cơ chế trên trang như thẻ noindex, công cụ xóa trang của GSC, bị chặn trong robots.txt, trang trùng lặp với trang đã được lập chỉ mục,…
Bạn nên rà soát kỹ báo cáo của Google Search Console để tìm ra các lỗi và đưa ra giải pháp giải quyết. Việc lập chỉ mục đúng những trang cần thúc đẩy và loại bỏ những trang trùng lặp nội dung hay nội dung mỏng, trang kém chất lượng, 404… sẽ giúp website của bạn tăng điểm với Google và thoát án phạt của thuật toán Panda nhanh chóng.
Nâng cao chất lượng tổng thể website
Đừng bao giờ dừng lại ở việc loại bỏ những content kém chất lượng!
Bạn cần phải xây dựng kế hoạch khắc phục và cải thiện toàn bộ nội dung, bao gồm:
- Nâng cao chất lượng nội dung
- Cải thiện các yếu tố trải nghiệm người dùng (UX) khác như cắt giảm banner quảng cáo vô nghĩa, form gây rối mắt…
Vì vậy, tôi không cho rằng chỉ loại bỏ mỗi phần nội dung kém chất lượng thôi là đủ để mang lại những cải thiện. Cái chính là còn phải tập trung nâng cao chất lượng tổng thể của nó.
Cách tốt nhất để tránh Google Panda phạt là hãy phát triển thương hiệu cho riêng bạn. Đồng thời xây dựng một trang web của bạn trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy. Với nội dung tuyệt vời, mang lại giá trị cho người đọc.
Tổng kết
Panda vẫn chỉ được coi là một hình phạt của Google dành cho các website cố tình spam về nội dung. Và Panda Back vẫn chưa được áp dụng như là một thuật toán lõi của Google.
Tất cả website đều có thể bị Panda phạt dù đang phát triển trên cả mặt Onpage & Offpage. Hầu hết các website ở Việt Nam đều có khả năng cao bị Panda dòm ngó và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn domain. Để tránh việc website của mình bị Google Panda đưa vào tầm ngắm thường xuyên , hãy làm chuẩn mọi thứ SEO website ngay từ đầu!