99+ Tiêu Chí Xếp Hạng Website Của Google Bạn Cần Biết

Google Hummingbird:

Google có khoảng 200 tiêu chí dùng để đánh giá xếp hạng một website trên Internet. Để một từ khóa lên TOP tìm kiếm, có vị trí tốt trên kết quả tìm kiếm của Google thì bạn cần phải biết được những tiêu chí xếp hạng đó là gì. Chính vì vậy, bài viết này ROI Media sẽ giúp bạn liệt kê những tiêu chí xếp hạng của Google, từ đó giúp bạn tối ưu và áp dụng, tăng trưởng thứ hạng từ khóa của mình nhanh chóng nhé!

Tại sao cần đưa Website lên TOP Google?

Việc website có vị trí tốt trên Google là mong muốn của bất kỳ ai đang có website và cần quảng bá sản phẩm/dịch vụ hình ảnh hay thương hiệu. Bởi lên TOP Google sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích như:

Hỗ trợ truyền thông đa kênh hiệu quả hơn

Việc website có vị trí nhất định trên Google góp phần lớn hỗ trợ truyền thông đa kênh hiệu quả, đặc biệt là những kênh có liên kết trực tiếp tới website.

Chiếm lấy vị trí hàng đầu trên công cụ tìm kiếm

Google Adwords sẽ mang lại hiệu quả cho website ở thời điểm quảng cáo, còn với SEO từ khóa lên TOP có tính bền vững cao hơn, khi đã SEO lên TOP thì vị trí của từ khóa sẽ không có nhiều thay đổi. Nếu nắm chắc phương pháp chăm sóc, cập nhật thì thứ hạng từ khóa sẽ luôn được duy trì ở TOP đầu của Google.
Tại sao cần đưa Website lên TOP Google?

Tiếp cận đến đối tượng đang có nhu cầu tìm kiếm

Việc SEO từ khóa lên TOP Google có lợi ích rõ rệt đó là giúp khách hàng có thể chủ động tiếp cận với Website thông qua từ khóa, bài viết của website đang đứng TOP đầu.

Sử dụng ngân sách truyền thông một cách hiệu quả

Việc tiến hành SEO website bạn sẽ không phải đốt tiền như chạy quảng cáo Google Ads, nhưng bạn phải xác định là nó sẽ tiêu tốn chi phí về nhân lực và thời gian. Bù lại, SEO sẽ đem lại kết quả lâu dài. Do đó, ngân sách truyền thông dành cho website của bạn cần được phân bổ không quá lớn mà vẫn mang lại hiệu quả lâu dài.

Xây dựng thương hiệu bền vững

Một website có vị trí Tốt trên Google không chỉ thể hiện việc SEO hiệu quả mà nó còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tốt hơn. Với một website mang đậm hình ảnh thương hiệu của đơn vị bạn, có lượng tiếp cận lớn, đứng ở vị trí hàng đầu trên Google sẽ góp phần xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp.
Tại sao cần đưa Website lên TOP Google?

99+ Tiêu chí xếp hạng website của Google

Cấp độ Domain

  • Tuổi của Domain: 
Tuổi đời của tên miền càng lâu sẽ là một lợi thế. Hiện nay, Google sẽ đánh giá cao những tên miền có tuổi đời lâu hơn là những tên miền mới. Nhưng nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thứ hạng của website.
  • Tên miền chứa từ khóa SEO: 

Từ khóa chính đặt trong tên miền sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ giúp Google đánh giá cao bạn. Goole và người dùng sẽ biết ngay trang của bạn đang nói về nội dung gì và từ đó lựa chọn trang của bạn.

  • Từ khóa SEO xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong tên miền
Keyword mà bạn muốn SEO nằm ở những ký tự đầu tiên trong domain được đánh giá cao hơn vị trí khác. Điều này cũng giống như việc bạn thiết lập độ ưu tiên về chủ đề cho website vậy.
Từ khóa SEO xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong tên miền
  • Thời gian chủ sở hữu đăng ký tên miền: 
Những doanh nghiệp uy tín thường sẽ đăng ký tên miền ở các nhà cung cấp dài hạn thay vì 1 hay 2 năm. Trích dẫn một số tài liệu trong bằng sáng chế của Google có đề cập tới vấn đề này.
  • Lịch sử hoạt động của tên miền: 
Tuổi đời của domain không quan trọng bằng việc domain đó hoạt động như thế nào. Nếu một domain hoạt động tốt, chuyên cần lâu năm và không bị ngắt quãng, cập nhập nội dung chất lượng thường xuyên sẽ tốt hơn rất nhiều so với các domain không có bất kỳ hoạt động nào hoặc trong quá khứ từng bị penalty.
  • Tên miền trùng với từ khóa mục tiêu:
Sở hữu loại tên miền trùng với từ khóa mục tiêu sẽ là một lợi thế của bạn so với đối thủ khác. Tuy nhiên cũng không hẳn, Exact Match Domains(EMD) chỉ thật sự phát huy tác dụng của nó khi bạn có định hướng phát triển website một cách chất lượng, bền vững và có lộ trình. Google đã dành riêng một thuật toán để kiểm duyệt những trang web sử dụng loại domain EMD này.
  • Đuôi mở rộng của tên miền (TLD):
Google sẽ địa phương hóa kết quả tìm kiếm nếu bạn lựa chọn những tên miền có TLD theo mã quốc gia.
Ví dụ những tên miền có đuôi “.vn” sẽ được ưu tiên hiển thị cho người dùng trên đất nước Việt Nam thay vì các nước khác trên thế giới.
Từ khóa SEO xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong tên miền

SEO On-Page – Cấp độ trang

SEO onpage là bao gồm các yếu tố nội tại trên trang website. Bao gồm các yếu tốt sau:
  • Từ khóa xuất hiện trong thẻ tiêu đề (title tag):

Điều tất yếu là bạn cần đặt từ khóa SEO trong Title sẽ được Google ưu tiên hiển thị. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề này không còn quá quan trọng, bởi Google ngày càng thông minh nhờ công nghệ AI và thuật toán RankBrain thì bộ máy tìm kiếm vẫn có thể hiểu được ngữ nghĩa của truy vấn tìm kiếm và đưa ra kết quả phù hợp nhất, sát với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

  • Thẻ tiêu đề được bắt đầu bằng từ khóa mục tiêu
Các chuyên gia cho rằng: thẻ tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa có xu hướng xếp hạng tốt hơn thẻ tiêu đề với từ khóa ở cuối.
  • Từ khóa xuất hiện trong thẻ mô tả (Description Tag):
Từ khóa có trong thẻ mô tả sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Tuy nhiên, hiện nay công cụ tìm kiếm Google đã không còn xem đây là yếu tố quan trọng nữa. Với một thể description độc đáo và liên quan mật thiết tới nội dung sẽ thu hút được người dùng bấm vào liên kết của bạn, cải thiện CTR – một yếu tố xếp hạng chính được Google đánh giá cao.
  • Thẻ tiêu đề lớn (H1) chứa từ khóa:
Title tag và H1 là H2 thứ mà Google dùng để xác định nội dung chính của 1 page trên website.
  • TF-IDF:
Google sẽ quét qua website của bạn và xem xét việc một cụm từ khóa có xuất hiện thường xuyên trên trang web hay không. Dựa vào điều này Google bắt đầu “nghi ngờ” về nội dung mà trang web muốn đề cập. Kết hợp bộ phân tích với từ khóa LSI và sơ đồ tri thức để có kết quả chính xác.
  • Độ dài của nội dung:
Một nội dung nhiều chữ chắc chắn sẽ có khả năng cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn, bao quát được tổng thể nội dung và tính chuyên sâu hơn so với các nội dung ngắn.
  • Nội dung có phần mục lục:
Bài viết của bạn nếu có thêm phần mục lục & chúng được liên kết tới từng phần nhỏ khác là các thẻ tiêu đề sẽ giúp Google hiểu hơn về nội dung của bạn.
Nội dung có phần mục lục:
  • Mật độ từ khóa:

Đây là tiêu chí xếp hạng của Google với website, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, tiêu chí này đã không còn quan trọng. Việc lạm dụng độ lặp từ khóa, mật độ từ khóa trong một bài viết có thể dẫn đến kết quả tồi tệ.

  • Chứa từ khóa mô tả ngữ nghĩa cho nội  dung muốn truyền tải:
Google Bot dựa vào những từ khóa liên quan LSI để xác định chủ đề trên web page của bạn.
  • Từ khóa LSI xuất hiện trong title tag và meta description tag:
Từ khóa LSI (các từ khóa liên quan và đồng nghĩa) giúp Google hiểu được nội dung trên trang của bạn, nó cũng góp phần như tín hiệu liên quan.
  • Website xây dựng nội dung chuyên sâu:
Nội dung nói về một chủ đề (Topic) ở nhiều góc độ và phân tích chuyên sâu luôn được Google đánh giá cao. Google có thể quét qua rất nhiều kết quả tìm kiếm và tìm ra các Topic cho một chủ đề cụ thể và bắt đầu so sánh sự phong phú và đầy đủ Topic ở các kết quả tìm kiếm trên bảng xếp hạng.
  • Tốc độ tải trang qua HTML:
Google cung cấp công cụ riêng dành cho việc kiếm tra tốc độ tải của trang web đó là PageSpeed Insights. Công cụ này giúp bạn đo lường được các yếu tố liên quan đến tốc độ tải trang và đưa ra những khuyến nghị hữu ích để cải thiện.
Tốc độ tải trang vẫn được xem là tiêu chí để đánh giá thứ hạng của một website.
  • Tốc độ tải trang thông qua Chrome:
Tất cả các dữ liệu của người dùng khi họ sử dụng Chrome sẽ được Google lưu trữ lại để theo dõi. Trong đó, tốc độ tải trang trên trình duyệt Chrome chính là một yếu tố mà họ quan tâm dành cho việc xếp hạng.
  • Sử dụng AMP:
Không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp của Google nhưng AMP có thể là một yếu tố tốt cho xếp hạng trên Google News Carousel.
  • Đối sánh thực thể (entity):
Nội dung trên trang có trùng khớp với “thực thể” mà người dùng đang tìm kiếm. Nếu như trùng khớp thì trang web của bạn sẽ được Google đánh giá cao và xếp hạng cho từ khóa đó.
  • Google Hummingbird:
Google Hummingbird là một thuật toán tìm kiếm được các kỹ sư của Google phát triển. Thuật toán này được tạo ra để giúp bộ máy tìm kiếm của Google hiểu rõ hơn về nội dung và chủ đề trên trang Web.
Google Hummingbird:
  • Trùng lặp nội dung: 
Google sẽ đánh giá không cao các website có nội dung trung lặp, nội dung giữa các trang giống hệt nhau không có sự đổi mới. Vì vậy hãy loại bỏ chúng ngay từ bây giờ và giữ lại 1 phiên bản hoàn hảo nhất nếu bạn không muốn chúng tranh giành thứ hạng lẫn nhau ở cùng một cụm từ khóa. Điều này mang đến cho người dùng và cả bọ tìm kiếm trong việc crawl dữ liệu.
  • Rel = “Canonical”:
Thẻ Canonical có tác dụng khai báo URL gốc của trang bị trùng lặp nội dung với công cụ tìm kiếm Google.
  • Tối ưu hóa hình ảnh:
Hình ảnh trên một website cần được đặt tên và có chứa từ khóa, có đầy đủ các thẻ Alt, title, Description,… để bộ máy tìm kiếm Google dễ dàng thu thập thông tin.
  • Content Recency:
Google đã tung ra một hệ thống lập chỉ mới là Google Caffeine đẩy nhanh quá trình quét dữ liệu về các website trên internet với đa dạng loại nội dung như hình ảnh, video, text… Khi đó, nếu bạn xuất bản nội dung liên tục trên website sẽ rất có lợi trong việc xếp thứ hạng.
  • Nội dung được cập nhập thường xuyên:
Google ưu tiên các nội dung được cập nhập thường xuyên. Và thời gian mà bạn làm mới nội dụng sẽ được hiển thị ngay bên cạnh kết quả tìm kiếm tự nhiên, khi người dùng tìm kiếm từ khóa.
  • Lịch sử cập nhập trang:
Điều này nói lên việc bạn có thường xuyên cập nhật nội dung trên website hay không.
  • Từ khóa được làm nổi bật:
Nếu từ khóa bạn muốn SEO được đặt trong 100 từ đầu tiên trong bài viết thì điều này có mối tương quan với việc xếp hạng cho từ khóa ấy trên Google Search Engine.
  • Từ khóa trong thẻ H2, H3:
Việc từ khóa xuất hiện trong các thẻ Heading 2 và 3 giúp Google hiểu hơn về nội dung mà bạn muốn truyền tải.
  • Tồn tại liên kết ngoài (outbound link): 
Trong nội dung đăng tải nếu chứa 1 liên kết tới một trang chất lượng khác sẽ là yếu tố để Google đánh giá cao và xếp hạng bạn.
  • Chủ đề liên kết ngoài:
Để làm rõ nghĩa trên trang, bạn có thể dùng outbound link để mô tả về chủ đề trên page.
  • Lỗi chính tả & ngữ pháp:
Google ngày càng thông minh hơn và nó sẽ biết đâu là nội dung bị sai chính tả và ngữ pháp. Xét đến yếu tố trải nghiệm của người dùng trên trang thì việc một bài viết có đầy các lỗi chính tả, họ sẽ không mấy thiện cảm với trang của bạn và có thể out trang ngay lập tức. Điều này rất ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa trên trang của bạn!
  • Nội dung kết hợp:
Google luôn đánh giá cao các website có sự sáng tạo về nội dung. Việc bạn đi Copy các ý tưởng từ các trang web và cộng gộp nội dung sẽ không được Google đánh giá cao.
  • Tối ưu cho thiết bị di động:

Hiện nay, phần lớn người dùng truy vấn thông qua thiết bị di động do đó, việc tối ưu thiết bị di động sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá cao hơn, gia tăng trải nghiệm người dùng.

Tối ưu cho thiết bị di động:

  • Khả năng sử dụng trên thiết bị di động:
Người dùng di động có thể dễ dàng sử dụng trang web của bạn sẽ đem đến cho họ trải nghiệm tốt, và đây cũng chỉ số quan trọng để Google đánh giá chất lượng website của bạn trên thiết bị di động.
  • Nội dung bị ẩn trên điện thoại di động:
Nội dung ẩn trên thiết bị di động có thể không được lập chỉ mục (hoặc có thể không được cân nhắc nhiều) so với nội dung hiển thị đầy đủ. Tuy nhiên, một Googler gần đây đã tuyên bố rằng nội dung ẩn là OK. Nhưng cũng nói rằng trong cùng một video, nội dung, nếu có nội dung quan trọng thì nó sẽ hiển thị trên phạm vi.
  • Nội dung bổ sung:
Nội dung bổ sung hữu ích là một chỉ số về chất lượng của trang.
  • Nội dung nằm trong các tab bị ẩn giấu:
Nếu người dùng phải bấm vào các tab để hiển thị nội dung thì rất có thể Google sẽ không lập chỉ mục nội dung ấy.
  • Số lượng liên kết ngoài:
Một trang sẽ mất đi điểm chất lượng Page rank khi trang đó có quá nhiều liên kết ngoài với thuộc tính Doffolow.
  • Đa phương tiện:
Video, hình ảnh, file nhúng PDF hay bất kì một loại nội dung đa phương tiện nào khác cũng là một yếu tố xếp hạng.
  • Số lượng liên kết nội bộ (internal link) trỏ tới trang cần SEO:
Page bạn muốn SEO có bao nhiêu liên kết nội bộ trỏ đến? Càng có nhiều internal link thì page đó được Google xem là quan trọng hơn các trang khác.
  • Chất lượng của các liên kết nội bộ trỏ đến trang:
Các internal link có các chỉ số như Page rank, Domain Authority, Trust Flow cao, có traffic và tương tác về bài viết chính sẽ thúc đẩy thứ hạng một cách nhanh chóng.
  • Liên kết bị gãy:
Nếu site của bạn có quá nhiều Broken link( liên kết gãy) thì nó là một dấu hiệu cho thấy quản trị website đã không còn chăm sóc trang web nữa.
  • Cấp độ đọc (reading level):
Google đã ước tính được cấp độ đọc của trang web thành những số liệu thống kê cụ thể.
  • Liên kết tiếp thị (Affiliate Links):
Những liên kết tiếp thị này sẽ không ảnh hưởng tới thứ hạng website của bạn. Và khi lạm dụng quá nhiều cũng sẽ bị Google chú ý.
  • Lỗi html/W3C validation:
Trang web có thể bị đánh giá là chất lượng kém nếu có nhiều lỗi HTML và mã hóa cẩu thả. Đây vẫn là một vấn đề được nhiều cộng đồng những người làm SEO tranh luận.
  • Thẩm quyền của tên miền (Domain authority):
Chỉ số DA hoặc TF cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Nghiên cứu này dựa trên 1 triệu trang web đã có số liệu thống kê về mối tương quan này.
  • Page Rank:
Chỉ số Page Rank đã không còn hiển thị nữa nhưng đây vẫn được xem là thuật toán cốt lõi cho việc xếp hạng website.
  • Độ dài URL:
Trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng url ngắn gọn chứa từ khóa SEO sẽ dễ lên Top hơn các URL dài dằng dặc
  • Cấp độ Url:
Url với cấp thấp hơn nằm ở gần trang chủ thì có khả năng xếp hạng cao hơn so với những Url nằm sâu trong cấu trúc website, url nhiều phân tầng.
  • Chuyên mục liên quan:
Nội dung tại các danh mục của trang web là một tín hiệu cho thấy sự liên quan với nội dung tổng thể trên website.
  • Từ khóa nằm trong thẻ tag trong CMS wordpress:
Các thẻ tag giống như một thành phần chia nhỏ các nhóm nội dung lớn ở chuyên mục, tạo sự gắn kết giữa các bài viết và là một phần không thể thiếu để con người và bộ máy tìm kiếm hiểu được nội dung trên website.
  • Từ khóa xuất hiện trong url:
Lại là một tín hiệu khác cho thấy sự liên quan. URL chứa từ khóa là một trong những yếu tố rất nhỏ tác động tới việc đánh giá xếp hạng.
  • Chuỗi các url điều hướng(Breadcrum):
Các danh mục được nối liền và phân cấp với nhau có thể cung cấp tín hiệu theo chủ đề cho nội dung của trang.
  • Tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn:
Việc trích dẫn lại các tài liệu tham khảo từ những nguồn uy tín & có thẩm quyền có thể là một dấu hiệu của chất lượng cho thấy bạn là một tác giả nghiêm túc trong việc nghiên cứu, cung cấp trải nghiệm và kiến thức chuẩn mực cho người dùng. Google đã phủ nhận điều này nhưng chúng ta tin rằng nó vẫn có tác dụng nhất định.
  • Sử dụng Bullets and Numbered Lists:
Là một dạng liệt kê danh sách trong văn bản. Việc này giúp chia nhỏ nội dung và trông chúng có vẻ mạch lạc hơn rất nhiều.
  • Mức độ ưu tiên trong sơ đồ trang web:
Tệp sitemap.xml là nơi mà bạn có thể chỉ cho các bọ tìm kiếm của Google biết về sự ưu tiên giữa các url, thang điểm cao nhất cho độ ưu tiên là 1.
  • Quá nhiều liên kết ra bên ngoài:
Trong tài liệu về nguyên tắc chất lượng của Google có đề cập về chủ đề này. Nếu một trang bằng 1 cách nào đó có quá nhiều Outbound Links sẽ làm mất điểm chất lượng, độc giả bị mất tập trung vào nội dung chính.
  • Số lượng từ khóa được xếp hạng trên trang:
Nếu trang web được xếp hạng cho nhiều từ khóa khác, đây có thể cho thấy là một dấu hiệu chất lượng.
  • Tuổi của trang:
Nội dung mới cập nhật rất được Google ưu tiên. Tuy nhiên, một trang cũ nhưng vẫn được cập nhật nội dung thường xuyên vẫn có thể tốt hơn so với trang mới.
  • Bố cục thân thiện với người dùng:
Những trang quan trọng được sắp xếp ở vị trí “đập vào mắt” của người dùng, dễ thu hút lượt click.
  • Nội dung hữu ích:
Bằng các thuật toán thông minh, Google hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là nội dung hữu ích cho người dùng, đâu là nội dung Spam thứ hạng.
  • Nội dung cung cấp giá trị và thông tin chi tiết độc đáo:
Google tuyên bố rằng họ rất vui khi xử phạt các trang web không mang lại giá trị hữu ích cho người dùng, đặc biệt là các trang có link kết mỏng.
  • Tồn tại trang liên hệ:
Google muốn nhìn thấy một trang web có đầy đủ thông tin liên hệ thật chi tiết và trùng khớp với những gì mà nó đã thu thập về một thực thể trên internet.
  • Cấu trúc trang web:
Trang web được tổ chức một cách gọn gàng, các bài viết cùng nội dung sẽ được đặt chung một chuyên mục (giống như cấu trúc silo). Nó tỏ ra hữu ích cho người dùng khi tìm kiếm & đọc các bài viết, Google Bot cũng đọc hiểu nội dung dễ dàng hơn.
  • Cập nhập nội dung thường xuyên:
Nhiều SEOer tin rằng việc đăng bài thường xuyên sẽ giúp trang web trở nên tốt đẹp hơn trong mắt Google, thế nhưng Google đã phủ nhận điều này và nói rằng tần xuất đăng bài không còn quan trọng.
  • Có sơ đồ trang web:
Sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các trang của bạn dễ dàng và kỹ lưỡng hơn, cải thiện khả năng hiển thị.
Sơ đồ trang web
  • Thời gian trang web hoạt động ổn định:
Một website hoạt động thường xuyên gặp phải trục trặc do bảo trì hosting, tên miền hoặc do bất kỳ lý do gì thì rất có thể Google sẽ “ngó lơ” trang web của bạn luôn và không xếp hạng website cho bạn.
  • Vị trí máy chủ:
Vị trí máy chủ (HOSTING/VPS/SERVER) ảnh hưởng đến vị trí trang web của bạn ở các khu vực địa lý khác nhau.
  • Chứng chỉ SSL:
Google đã xác nhận rằng sử dụng HTTPS làm tín hiệu xếp hạng.
  • Có các trang điều khoản, chính sách:
Một trang web uy tín và tin cậy sẽ có đầy đủ các trang chính sách như chính sách bảo mật, chính sách mua hàng, bảo hành, vận chuyển,…Điều này sẽ dễ làm mức E.A.T của bạn tăng lên.
Điều khoản - chính sách trên trang
  • Trùng lặp thẻ meta description:
Thông tin meta trùng lặp trên cùng một trang web có thể làm giảm khả năng hiển thị trang của bạn. Công cụ Google Search Console sẽ cảnh báo cho bạn biết nếu website của bạn có quá nhiều thứ này.
  • Điều hướng Breadcrum:
Thanh điều hướng này rất hữu ích trong việc thông báo cho người dùng và công cụ tìm kiếm rằng họ đang ở đâu.
  • Youtube:
Google có thể ưu tiên hơn cho các video Youtube, bởi đây cũng là ứng dụng do Google tạo ra nên việc ưu tiên này cũng dễ hiểu. Thực tế, các nội dung được thể hiện dưới dạng video vẫn đem lại sự thích thú hơn so với việc đọc chữ.
  • Đánh giá từ người dùng, danh tiếng trực tuyến:
Website của bạn chia sẻ những kiến thức hữu ích cho người dùng về một chủ đề, lĩnh vực nào đó và giúp người dùng giải quyết được một vấn đề nào đó. Khi đó, họ sẽ đánh giá cao website của bạn, để lại sự đánh giá, bình luận, likes, shares bài viết của bạn để những người dùng khác cũng có được thông tin đó. Điều này sẽ tác động rất tốt đến hình ảnh của bạn trong mắt người dùng khác và Google.

Yếu Tố Backlink (SEO Off-Page)

  • Tuổi đời của Domain:
Backlink đến từ những tên miền có tuổi đời lâu năm và có độ uy tín sẽ mạnh hơn so với những backlink đến từ tên miền mới.
  • Số lượng tên miền (reffering domain):
Số lượng tên miền trỏ về một trang web là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng bậc nhất trong thuật toán của Google. Tuy nhiên, chất lượng vẫn hơn số lượng, ưu tiên các domain có chỉ số cao hơn là những domain yếu.
  • Trang liên kết:
Số lượng trang có link trỏ đến website (có thể trên 1 hoặc nhiều tên miền khác nhau) ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng từ khóa.
  • Văn bản neo (Anchor text):
Đây là các dạng văn bản NEO giúp trỏ đến website giúp Google hiểu hơn về nội dung của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều các loại anchor text này vì nó có thể gây tổn hại tới thứ hạng của website trên Google.
Ancher Text
  • Thẻ ALT hình ảnh:
Chức năng cũng giống như văn bản neo.
  • Liên kết đến từ trang có đuôi Edu & Gov:
Nhiều SEOer vẫn cho rằng các liên kết đến từ các tên miền có TLD là Edu & Gov vẫn có giá trị nhất định trong SEO.
  • Quyền hạn của page liên kết:
Page rank là một trong những thuật toán cốt lõi của Google trong việc xếp hạng trang web, mặc dụ nó đã không còn được Google công khai.
  • Quyền hạn của tên miền liên kết:
Tương tự như ở cấp độ Page, quyền hạn của tổng thể tên miền liên kết tới trang web của bạn cũng tác động mạnh tới thứ hạng.
  • Backlink từ đối thủ:
Backlink từ đối thủ trên bảng xếp hạng có giá trị rất nhiều trong việc ranking từ khóa.
  • Liên kết từ các trang “mong đợi”:
Đây là loại backlink đến từ các trang trong cùng lĩnh vực, trong ngành nghề và nó đem lại hiệu quả cho việc xếp thứ hạng của bạn.
  • Liên kết từ các trang xấu:
Những trang web spam liên kết, nội dung mỏng & đang bị dính tác vụ thủ công khi trỏ tới trang web của bạn có thể làm giảm thứ hạng thậm chi bị một hình phạt từ Google.
  • Các bài đăng trên trang khác(Guest Post):
Hiện nay, các SEOer cho rằng, các bài viết Guest Post đến từ các Blog, website uy tín có cùng chủ đề sẽ giúp gia tăng đáng kể thứ hạng từ khóa của bạn trên Google.
  • Link từ quảng cáo:
Các liên kết đến từ quảng cáo sẽ được Google cân nhắc theo dõi
  • Thẩm quyền của trang chủ:
Liên kết đến trang chủ của trang giới thiệu có thể có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đánh giá một trang web và trọng lượng của một liên kết.
  • Liên kết nofollow: 
Google có thông báo chính thức rằng bộ máy tìm kiếm sẽ không lần theo những dấu vết hay truyền page rank qua những backlink dofollow. Thế như có một số lượng nhất định liên kết nofollow sẽ giúp hồ sơ backlink của bạn trông tự nhiên hơn.
Liên kết nofollow: 
  • Đa dạng liên kết:
Nếu website của bạn có số lượng lớn backlink từ một nguồn duy nhất thì đó có thể là một dấu hiệu của spam. Do đó, bạn nên đa dạng nhiều loại liên kết trên các nền tảng, các kênh khác nhau để trông tự nhiên hơn thay vì chỉ đi 1 hoặc 2 loại.
  • Liên kết chuyển hướng 301 quá nhiều lần:
Khi bạn sử dụng liên kết chuyển hướng 301 quá nhiều lần sẽ làm loãng điểm chất lượng page rank
  • Tiêu đề của liên kết:
Là loại văn bản xuất hiện khi bạn di chuột qua một liên kết, cũng có thể được sử dụng làm tín hiệu liên quan yếu.
  • Vị trí của liên kết trong nội dung:
Liên kết đặt trong nội dung xuất hiện trong 100 từ đầu tiên có thể “quyền lực” hơn một chút so với các vị trí khác.
  • Liên kết Vị trí trên Trang:
Nói chung, một liên kết được nhúng trong nội dung của trang mạnh hơn một liên kết trong khu vực chân trang hoặc thanh bên.
  • Liên kết tên miền liên quan:
Liên kết từ một trang web trong một phân khúc tương tự mạnh hơn đáng kể so với liên kết từ một trang web hoàn toàn không liên quan.
  • Từ khóa trong Tiêu đề:
Google dành thêm tình yêu cho các liên kết từ các trang có chứa từ khóa của trang của bạn trong tiêu đề (Chuyên gia liên kết với các chuyên gia.)
  • Tốc độ đi liên kết
Nếu bạn đi backlink dần đều và số lượng tăng theo thời gian thì nó giống như một dấu hiện cho thấy thương hiệu của bạn đang phổ biến và lan tỏa dần trên mạng internet. Ngược lại Tốc độ liên kết suy giảm về số lượng theo thời gian có thể ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của bạn.
  • Liên kết từ các trang hub:
Hub là thuật ngữ để nói về các trang được Google coi trọng và cực kỳ tin tưởng trong hàng triệu trang web trên internet. Liên kết sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu chúng đến từ những site hub.
  • Liên kết từ các trang có thẩm quyền:
Đặc điểm của những backlink đến từ những trang high authority này thường truyền nhiều link juice hơn là những trang mới tinh chưa có gì.
  • Được liên kết đến dưới dạng Nguồn Wikipedia:
Nhiều người tin rằng liên kết từ Wikipedia cho dù là nofollow hay dofollow đều mang lại cho website thêm quyền hạn trong mắt các công cụ tìm kiếm.
  • Backlink xuất hiện cùng các từ liên quan:
Vây quanh backlink của bạn là text và những cụm từ đó có liên quan mật thiết tới chủ đề bạn đang SEO sẽ rất có ích.
  • Tuổi của backlink:
Các backlink tồn tại lâu sẽ có sức mạnh hơn nhiều so với những liên kết ngược mới được tạo.
  • Liên kết từ các trang thật sự:
Hiện tại trên internet tồn tại rất nhiều trang web mà Google cho nó là “rác”, có thể Google sẽ xem xét các tín hiệu về người dùng và thương hiệu để đánh giá đâu là một trang web nghiêm chỉnh.
  • Lịch sử xây dựng liên kết:
Những trang web có hồ sơ liên kết “sạch sẽ” và tự nhiên sẽ được ưu tiên hơn những trang đã từng sử dụng thủ thuật xây dựng liên kết mũ đen.
  • Trao đổi liên kết:
Website của bạn có trao đổi liên kết dạng đối ứng với rất nhiều website khác? Điều này không tốt cho thứ hạng của bạn.
  • Liên kết do người dùng tạo:
Google có thể xác định được loại nội dung gốc do chủ sở hữu trang web tạo ra thay vì các nội dung đi copy từ các nguồn khác.
  • Sử dụng Schema.org:
Các trang hỗ trợ microformats có thể xếp hạng trên các trang mà không có nó. Bằng cách tăng khả năng hiển thị và CTR Schema có thể giúp bạn gián tiếp cải thiện thứ hạng.
Sử dụng Schema.org:
  • Số lượng liên kết trỏ ra ngoài:
Nếu bạn sở hữu backlink tại trang có hàng ngàn liên kết trỏ ra ngoài thì điểm Page Rank sẽ bị chia nhỏ & cạn dần.
  • Liên kết từ diễn đàn:
Liên kết từ các diễn đàn có quan trọng tuy nhiên hiện nay hệ thống Forum là nơi tồn tại tình trạng spam nên chất lượng backlink từ trang nơi này thường không được đánh giá cao.
  • Độ dài của bài viết chứa backlink:
Liên kết đến từ một bài viết có 1000 từ chắc chắn sẽ có giá trị hơn liên kết trong đoạn trích chỉ vỏn vẹn 50 từ.
  • Chất lượng của nội dung liên kết:
Liên kết được đặt trong bài viết có nội dung kém, spin hoặc không có bất kỳ giá trị gì về các chỉ số thì sẽ bị Google đánh giá thấp.
  • Liên kết trỏ đến liên kết:
Nếu backlink của bạn lại có những liên kết chất lượng khác trỏ tới xếp chồng lên nhau sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Tương Tác Người Dùng

  • RankBrain:
Đây là một thuật toán do Google tạo ra dựa trên máy học và trí tuệ nhân tạo. Có nhiệm vụ là đo lường cách người dùng tương tác với các kết quả tìm kiếm và tiến hành xếp hạng chúng.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR)
Tỷ lệ nhấp vào kết quả tìm kiếm từ traffic tự nhiên (Click Throught Rate): Đây là tỷ lệ người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm của bạn khi được hiển thị trong một truy vấn của người dùng. Nếu như tỷ lệ nhấp của bạn quá thấp, thì Google sẽ tự động giáng thứ hạng của bạn xuống vì họ cho rằng nội dung của bạn không hữu ích cho người dùng.
Tỷ lệ click
  • Tỷ lệ thoát:
Tùy thuộc vào lĩnh vực và tính chất bài viết mà sẽ có những tỷ lệ thoát khác nhau. Tỷ lệ thoát cao không có nghĩa là trang kém hữu ích với người dùng ngược lại.
  • Lưu lượng truy cập trực tiếp:
Google đã xác nhận rằng họ có sử dụng dữ liệu từ trình duyệt Chrome để xem xét số lượng và tần suất người truy cập vào website. Những trang web có chất lượng cao thường có lượng truy cập trực tiếp cao.
  • Người dùng quay trở lại:
Các trang web có khách truy cập lặp lại có thể được tăng thứ hạng Google. Có nghĩa là nội dung trên trang hữu ích với người dùng nên được Google đánh giá cao.
  • Pogosticking:
Khi một người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm, họ bấm vào 1 kết quả trên bảng xếp hạng và thoát ra ngay thì được tính là 1 lần pogosticking. Chỉ số này càng cao thì thứ hạng của bạn sụt giảm mạnh.
  •  Số lượng bình luận:
Trang có nhiều bình luận có thể là một tín hiệu cho thấy sự tương tác giữa người dùng với website rất tốt.
  • Thời gian trên trang (Dwell time):
Google đo lường thời gian người dùng ở trên trang của bạn khi họ vào website bằng cách bấm vào từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Những tiêu chí xếp hạng khác của Google

  • Truy vấn mới mẻ: Google tăng cường cho các trang mới hơn cho các tìm kiếm nhất định
  • Truy vấn đa dạng: Google có thể thêm sự đa dạng vào SERP cho các từ khóa mơ hồ
  • Lịch sử người dùng duyệt web: Các trang web mà bạn truy cập thường xuyên nhận được tăng cường SERP cho các tìm kiếm của bạn.
  • Lịch sử tìm kiếm của người dùng: Người dùng thực hiện rất nhiều truy vấn và Google xâu chuỗi chúng lại với nhau để đưa vào thuật toán xếp hạng.
  • Đoạn trích nổi bật: Google chọn nội dung Đoạn trích nổi bật dựa trên sự kết hợp giữa độ dài nội dung, định dạng, quyền hạn trang và việc sử dụng HTTP. Việc tối ưu hóa đoạn trích nổi bật có thể đem lại cho website một nguồn truy cập khổng lồ do tỷ lệ nhấp (CTR) lớn đối vơi những trang có featured snippet.
  • Xếp hạng dựa trên vị trí địa lý: Google ưu tiên các trang web có địa chỉ IP tại một quốc gia, một địa điểm cụ thể và đuôi tên miền thể hiện quốc gia để xếp hạng.
  • Tìm kiếm an toàn: Nếu trang web nào đó có chứa nội dung tục tĩu hoặc khiêu dâm, bạo lực sẽ không được hiển thị khi người dùng bật chế độ tìm kiếm an toàn.
  • Khiếu nại DMCA: Nếu bạn vi phạm các chính sách của DMCA thì Google sẽ gỡ trang của bạn xuống khỏi bảng xếp hạng tìm kiếm.
  • Tìm kiếm giao dịch: Google đôi khi hiển thị các kết quả khác nhau cho các từ khóa liên quan đến mua sắm, như tìm kiếm chuyến bay.
  • Tìm kiếm địa phương: Google ưu tiên những trang web hướng tới tìm kiếm địa phương lên trên cùng trên bảng xếp hạng,
  • Top Stories box: Hộp câu chuyện này được hiển thị ở một số từ khóa đặc biệt
  • Ưu tiên thương hiệu: Hiện nay Google bắt đầu tăng sức mạnh cho các thương hiệu lớn ở một số từ khóa cụ thể.
  • Kết quả mua sắm (Google Shoping): Với những từ khóa sản phẩm, Google sẽ ưu tiên hiển thị dạng tìm kiếm này trên SEPRPs
  • Kết quả hình ảnh: Ở một số từ khóa Google có thể hiển thị một loạt các hình ảnh ở trên cùng.

Yếu Tố Thương Hiệu

  • Văn bản neo chứa tên thương hiệu:
Anchor text chứa brand là một tín hiệu mạnh để khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trên internet.
  • Lượt tìm kiếm thương hiệu:
Càng nhiều người dùng truy vấn tìm đến thương hiệu thì Google sẽ cho rằng doanh nghiệp đó là một thương hiệu phổ biến & được nhiều người quan tâm.
  • Tìm kiếm thương hiệu + từ khóa:
Nhiều người cùng tìm kiếm từ khóa + thương hiệu của bạn, có thể Google sẽ tăng hạng cho từ khóa đó.
  • Thương hiệu có Facebook và lượt thích:
Các thương hiệu có xu hướng có trang Facebook với rất nhiều lượt thích.
  • Thương hiệu có Twitter và có người theo dõi:
Giống như Facebook, sự phổ biến của thương hiệu cũng được đánh giá qua số lượt follow trên mạng xã hội Twitter.
  • Có trang linkedin chính thức:
Doanh nghiệp uy tín đều tồn tại một trang linkedin for bussiness
  • Quyền tác giả được biết tới:
Ngày nay trong tài liệu Google Search Quality Guideline đã có đề cập tới quyền & sự uy tín của tác giả/người chủ sở hữu trang web.
  • Tính hợp lệ của các tài khoản mạng xã hội:
Việc bạn tạo ra hàng loạt mạng xã hội giả mạo có thể sẽ bị Google phát hiện và cho là không hợp lệ. Trên thực tế, Google đã nộp bằng sáng chế để xác định xem tài khoản truyền thông xã hội là thật hay giả.
  • Các bài viết nhắc tới thương hiệu không có liên kết:
Google xem trường hợp này khá đặc biệt khi xem xét đây là một tín hiệu cho 1 thương hiệu cụ thể thay vì 1 bài viết bình thường.
  • Địa điểm vật lý:
Một thương hiệu lớn thường có trụ sở hoặc văn phòng, Google có thể sử dụng những bộ dữ liệu về vị trí để xác định xem một trang web có phải là thương hiệu thật sự không.

Các Yếu Tố Spam Trên Trang

Hình phạt từ thuật toán Google Panda: Đánh vào các trang có nội dung chất lượng thấp.
Liên kết tới những trang xấu: Trang của bạn có thể bị phạt nếu có đặt liên kết tới các trang xấu ví dụ như: Cờ bạc, khiêu dâm.
Redirect: Chuyển hướng quá nhiều có thể khiến cho website của bạn bị phạt
 Popup quảng cáo quá nhiều: Nhiều thông tin được bật lên che tầm mắt người dùng và phần nội dung bên dưới, điều này gây tổn hại tới trải nghiệm của người dùng và điều này Google sẽ cân nhắc để đánh giá.
Cửa sổ bật lên xen kẽ : Google có thể xử phạt các trang web hiển thị toàn bộ trang quảng cáo xen kẽ trên mạng đối với người dùng di động.
Tối ưu hóa quá mức trang web: Nhồi nhét từ khóa trong nội dung, đi quá nhiều link, ancher Text quá dày đăc,… là những tín hiệu thường thấy ở một trang web bị phạt.
Nội dung được tạo tự động: Google có riêng bằng sáng chế phác thảo được cách mà họ có thể xác minh được việc nội dung có tạo ra tự động hay không trong hệ thống lập chỉ mục của họ.
Trang tạo ra chỉ để chuyển giao traffic(Doorway Pages): Google mong muốn người dùng truy cập vào các trang để xem là trang cuối cùng thay vì chuyển qua trang khác.
Tỉ lệ quảng cáo trên màn hình: Thuât toán “Page Layout Algorithm” phạt các trang web với giao diện hiển thị toàn quảng cáo.
Che giấu các liên kết: Trang cố gắng dùng thủ thuật để ẩn các liên kết đều có thể bị phạt.
Trang web tiếp thị liên kết: Đây là loại trang mà nhiều người nghĩ rằng Google sẽ giám sát cẩn thận
Ngăn chặn Page Rank dư thừa: Nofflow tất cả các liên kết ra bên ngoài có thể là một dấu hiệu không tốt
 Địa chỉ IP bị gắn cờ spam:  Nếu IP máy chủ của bạn bị liệt vào danh sách Spam thì những tên miền có cùng IP đang hoạt động trên đó cũng bị ảnh hưởng.
Spam Tag Meta: Thẻ Tag là rất tốt nhưng nếu bạn tạo ra hàng loạt Tag với mục đich spam từ khóa thì nó lại không tốt chút nào.

Các Yếu Tố Web Spam Ngoài Trang

Hacked site: Nếu site của bạn bị tin tặc bị hack có khả năng site sẽ biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của Google.
Liên kết không tự nhiên: Đột ngột tạo liên kết với số lượng lớn có thể bị Google phát hiện và cho đó là liên kết giả mạo.
Hình phạt từ thuật toán Google Penguin: Đánh mạnh vào các trang web có hồ sơ liên kết xấu
Trang có quá nhiều link chất lượng kém: Rất nhiều liên kết từ các nguồn thường được sử dụng bởi các SEO mũ đen, bạn nên hạn chế sử dụng.
Liên kết đến từ các trang không liên quan: Nếu bạn có nhiều backlink không liên quan trỏ tới đó có thể khiến bạn bị một hình phạt thủ công.
Cảnh báo liên kết không tự nhiên: Google đã gửi hàng ngàn thông báo trên Google Search Console về các thông báo liên kết không tự nhiên được phát hiện. Điều này thường đi trước một sự sụt giảm thứ hạng, mặc dù không phải 100% thời gian
Backlink chất lượng thấp từ trang Directory: Đây là những trang kiểu liệt kê, danh bạ… nó thật sự không xấu nhưng nếu bạn có nhiều liên kết chất lượng thấp như này thì không nên.
Link Widget: Những liên kết đặt toàn trang có thể làm tổn hại tới thứ hạng của bạn, Google thật sự không ưa thích loại link này cho lắm.

Kết Luận

Trên đây ROI Media đã tổng hợp hàng trăm chỉ tiêu xếp hạng website của Google. Website xây dựng đúng chuẩn SEO, hoạt động tốt, chất lượng nội dung hữu ích và nguồn backlink chất lượng,….và còn nhiều yếu tố nữa. Muốn SEO website lên TOP Google thì tất nhiên bạn phải hiểu rõ luật của Google và tuân thủ nó thì Google mới xếp hạng cho bạn. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971303292