Freelancer hay còn gọi là những người làm việc tự do đang dần trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn. Nhất là khi xã hội – kinh tế ngày càng phát triển. Công việc Freelancer mang đến cho họ thời gian thoải mái hơn, công việc thoải mái không gò bó nhưng vẫn mang lại nguồn thu nhập cao. Để hiểu rõ hơn về xu hướng Freelancer hiện nay, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Freelancer là gì?
Freelancer là những người làm việc tự do về thời gian, địa điểm làm việc. Họ không chịu sự quản lý của bất kỳ ai, và có thể làm ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.
Freelancer sẽ nhận được tiền từ các công việc của mình từ khách hàng theo thế mạnh của mình. Đó có thể là dự án, một khách hàng với đa dạng công việc một lúc. Cùng lúc, họ có thể nhận việc từ nhiều khách hàng, nhiều bên sử dụng lao động (cá nhân, doanh nghiệp,..) và phụ trách công việc đó kịp tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Để làm Freelancer cần chuẩn bị những gì?
Để trở thành một freelancer đúng nghĩa, đầu tiên bạn cần chuẩn bị các công cụ cần thiết như máy tính, điện thoại có kết nối internet hoặc các dụng cụ cần thiết cho công việc chuyên ngành của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần trau dồi kiến thức quan trọng của mình để phục vụ cho công việc như khả năng viết lách, thiết kế hình ảnh, video, Marketing, SEO web, chạy quảng cáo,…
Mặt khác, bạn cũng không quên nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình để đáp ứng công việc một cách tốt nhất. Bạn có thể dễ dàng thực hiện thông qua internet hoặc tham gia các khóa học Offline.
Quan trọng, bạn cũng cần nâng cao thái độ làm việc nghiêm túc, kỷ luật về thời gian cũng như trong công việc. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tín nhiệm của khách hàng, để tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Freelancer cần những kỹ năng gì?
Thành thạo kỹ năng chuyên môn:
Trình độ chuyên môn là một kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để làm tốt công việc Freelancer. Điển hình như thiết kế website,
SEO website,… Khi bạn có kỹ năng và kiến thức chuyên môn, công việc sẽ trở nên rất dễ dàng và hoàn thành đúng thời hạn với sự hài lòng của khách hàng.
Biết quản lý thời gian hợp lý:
Công việc tự do, không bị giám sát bởi bất kỳ ai, điều này sẽ thuận tiện cho công việc của một freelancer. Tuy nhiên, điều này chỉ tốt với những ai biết các quản lý quỹ thời gian của mình thật hợp lý để thực hiện đúng tiến độ công việc đã nhận từ khách hàng, các dự án.
Kỹ năng giao tiếp – đám phán khéo léo
Freelancer sẽ phải làm việc trực tiếp với khách hàng của mình, với những người phụ trách dự án nên việc có cho mình kỹ năng giao tiếp, đàm phán khéo léo sẽ giúp cho bạn đạt được thuận lợi trong công việc. Giúp đạt được các thỏa thuận, thương lượng về mức chi phí công việc. Điều này không chỉ giúp tránh việc bị thiệt thòi khi bị deel lượng, vừa có thể học hỏi thêm được những quyền lợi đáng được nhận của mình.
Tính linh hoạt:
Với một freelancer chuyên nghiệp, bạn cũng cần có sự linh hoạt trong việc sắp xếp lượng công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của mình sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Tính tự giác, chủ động và có trách nhiệm
Công việc của một Freelancer là thoải mái thời gian nhưng dễ dẫn đến việc trì trệ công việc nếu bạn không tự giác và tập trung cho công việc. Vì vậy, bạn cần có tinh thần tự giác, sắp xếp công việc một cách hợp lý. Đồng thời, bạn cũng cần có tinh tần trách nhiệm cao với công việc đã nhận với khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Những lợi thế của việc làm Freelancer
Trước khi quyết định trở thành một Freelancer, bạn cần hiểu rõ những ưu điểm, lợi thế của ngành nghề này mang lại như thế nào? Cùng theo dõi nhé!
Địa điểm làm việc không cố định: Freelancer là những người làm việc tự do, có thể quyết định sẽ làm việc tại địa điểm nào. Có thể vừa học vừa làm, vừa đi du lịch vừa làm việc.
Không phải chịu các quy định, kỷ luật: Làm việc tự do sẽ không phải chịu sự gò bó bởi bộ quy tắc làm việc, quản lý bởi các tổ chức.
Chủ động thời gian: Sau khi nhận được dự án về tay, họ sẽ tự sắp xếp thời gian cho từng đầu việc. Họ có thể hoàn toàn chủ động làm việc, nghỉ ngơi theo ý thích và bất kỳ nơi đâu mà chẳng phải xin phép! Mặt khác, họ cũng sẽ có thêm thời gian cho gia đình, bạn bè và bản thân.
Thu nhập không giới hạn: Làm tự do nên có họ thể nhận được cùng lúc nhiều dự án và chủ động làm việc nên mức lương sẽ không giới hạn. Tùy theo khả năng và mức độ làm việc bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Năng lực càng cao, dự án càng nhiều thì mức thu nhập càng hấp dẫn. Nhất là nhận những dự án có yếu tố nước ngoài nếu bạn thành thạo tiếng Anh, tiếng Trung, Nhật, Hàn,… hay bất kỳ thứ tiếng nào khác.
Thử sức ở nhiều lĩnh vực: Người làm Freelancer sẽ rất linh hoạt với kỹ năng xử lý công việc, đồng thời họ có thể tự mình thực hiện nhiều công việc, nhiều lĩnh vực một lúc. Từ đó có thêm kinh nghiệm làm việc và kỹ năng làm việc hiệu quả.
Có thêm nhiều mối quan hệ chất lượng: Việc thực hiện cùng lúc nhiều dự án giúp Freelancer gặp được nhiều khách hàng, đối tác hoặc đồng nghiệp khác nhau. Từ đó, Freelancer có thêm nhiều dự án dài hạn hoặc có thể học hỏi từ cộng sự, người bạn cùng lĩnh vực và ngày càng phát triển bản thân.
Những khó khăn có thể gặp phải khi làm Freelancer
Song song cũng với những lợi thế với nghề Freelancer, những người làm việc tự do cũng gặp phải những thách thức điển hình như:
Tìm kiếm dự án khó khăn: Nhiều Freelancer đã bỏ cuộc sớm khi không tìm được dự án phù hợp. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như từ vòng quan hệ, khả năng giao tiếng hoặc hạn chế về chuyên môn của mình. Do đó, để an toàn nhất, bạn nên nhận những dự án có quy mô nhỏ, khẳng định được chuyên môn, năng lực thì mới dám nhận những dự án lớn hơn.
Tính cạnh tranh cao: Hiện nay, xã hội phát triển thì ngành nghề nào cũng có tính chất cạnh tranh cao. Cạnh tranh về trình độ, kinh nghiệm, giá cả hay những yếu tố khác. Do đó, bạn cần trau dồi bản thân để chứng tỏ năng lực sự khác biệt của bản thân trong mắt khách hàng.
Dễ gặp phải lừa đảo: Với những Freelancer đang còn non kinh nghiệm thì khi bước vào nghề sẽ dễ bị người khác dắt mũi, lừa đảo và mất tiền. Hoặc gặp phải những khách hàng quỵt tiền, không thanh toán chi phí dự án.
Thu nhập không ổn định: Mức thu nhập hàng tháng của Freelancer là không cố định. Nó tùy thuộc vào khả năng tìm kiếm dự án của Freelancer. Vì vậy nó có phần bấp bênh và được đánh giá là không phù hợp với những người mong muốn sự ổn định trong công việc và cuộc sống.
Những ngành nghề Freelancer HOT nhất có thu nhập cao hiện nay
IT/ Lập trình website/Thiết kế App
Ngành công nghệ thông tin (IT) là luôn nằm trong top các ngành nghề HOT nhất hiện nay và tương lai, mang đến thu nhập đáng ngưỡng mộ. Hiện nay, IT sẽ không giới hạn trong khuôn khổ Fulltime hoặc offline mà được mở rộng sang làm online. Chỉ cần bạn sắp xếp được thời gian thì bạn có thể làm freelancer chuyên về lập trình web.
Internet ngày càng phát triển, hàng trăm ngàn doanh nghiệp mới, có quy mô nhỏ và vừa có nhu cầu làm trang web để bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên không gian mạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tài chính để thuê một đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, việc lựa chọn các freelancer có năng lực IT chuyên môn cao sẽ là lựa chọn ưu tiên của đông đảo cá nhân, chủ doanh nghiệp.
Mức phí xây web, app sẽ còn phụ thuộc vào yêu cầu khách hàng, độ khó thiết kế để có mức thỏa thuận hợp lý. Mức giá cũng sẽ căn cứ vào trình độ và kinh nghiệm, độ uy tín của bạn khi nhận job ngoài như vậy.
Digital Marketing
Các freelancer mảng Digital Marketing là những người từng làm agency và có kinh nghiệm trong việc quản lý ngân sách và tối ưu hóa quảng cáo. Do vậy, phương thức Digital Marketing sẽ hiệu quả hơn dịch vụ Marketing truyền thống. Các công việc Digital Marketing phổ biến hiện nay là Quảng cách Facebook, quảng cáo Google, SEO seeding và tích hợp tất cả các kênh trên.
Tùy từng dự án, từng hợp đồng và từng doanh nghiệp kí kết với người lao động tức freelancer. Thu nhập trung bình của mảng này cũng khá hấp dẫn, không dưới 15 triệu/tháng cho một Freelancer có kinh nghiệm 1 vài năm.
Thiết kế đồ họa
Lĩnh vực thiết kế đồ họa là lĩnh vực tích hợp nhiều công việc mang lĩnh vực chuyên môn. Đó có thể là việc thiết kế hình ảnh cho sản phẩm truyền thông, lgo, catalogue, app, bao bì sản phẩm,… Mỗi một sản phẩm được thiết kế được giá t 300.000 – 500.000. Dẫu vậy, tùy vào từng project đảm nhận mà mức thu nhập của freelancer ngành này cao hơn các ngành khác.
Nếu freelancer có nhiều năm kinh nghiệm thì mức thu nhập cho một bản thiết kế có thể lên đến vài trăm triệu đấy! Mặt khác, bạn cũng đừng quá ảo tưởng về ngành nghề này. Với những người chỉ mới học nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương cho dự án bạn nhận có thể chỉ khoảng 30 – 50k/ sản phẩm thôi nhé.
Copywriter/ Content Marketing/ Content Creator
Là những người chuyên viết quảng cáo, bài SEO website, bài quảng cáo PR, bài truyền thông. Những người này lên kế hoạch, ý tưởng viết bài quảng cáo phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Mặt khác, việc sáng tạo nội dung để đưa lên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Twitter,… thì cũng là công việc của Content Creator. Về mức nhuận bút của một Copywriter thì sẽ căn cứ vào khối lượng công việc mà bạn đã đảm nhận.
Quay phim chụp ảnh
Ngành nghề này được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính linh hoạt và tính sáng tạo. Việc quay chụp hiện nay bất kỳ ngành nghề nào cũng cần, từ chụp ảnh sự kiện, sản phẩm, mẫu quảng cáo, phóng sự, phim ngắn, MV âm nhạc,… Mức thu nhập của mảng này cũng khá hấp dẫn, tỷ lệ thuận với lượng công việc bạn thực hiện.
Dạy học trực tuyến
Hiện nay, các khóa học Online đang rất được ưa chuộng bởi con người ngày càng trở nên bận rộn không có thời gian học Offline. Mặt khác, học Online cũng trở nên thuận tiện hơn trong thời đại Internet như hiện nay. Các freelancer có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, hoặc thế mạnh về ngôn ngữ cũng có thể mở lớp học online, dạy học trên Youtube để kiếm tiền từ view và quảng cáo, cũng như hợp tác với các bên cung cấp khóa học trực tuyến như Topica, BrandVietnam, Fedu…
Để có thể mở dạy học trực tuyến bạn cần có đủ kiến thức, tầm nhìn kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có thể truyền đạt lại cho người học. Mức thu nhập từ việc dạy học trực tuyến cũng đa dạng tùy vào năng lực của bạn.
Dịch thuật
Dịch thuật là công việc freelancer phổ biến với những người có thế mạnh về một ngoại ngữ nào đó. Bạn có thể lựa chọn làm bán thời gian hoặc toàn thời gian.
Hiện nay, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến và được ưa chuộng. Ngoài ra, tiếng Nhật, Hàn, Trung cũng dang dần trở nên phổ biến hơn. Mức thu nhập từ công việc này cũng đa dạng.
Làm việc với dữ liệu
Những Freelancer làm việc với dữ liệu mang lại thu nhập cao mà bạn có thể thử. Công việc bạn có thể làm với mảng này đó là bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất-nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu… Sẽ dễ dàng với những ai có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đã có kinh nghiệm quản lý và làm việc với dữ liệu ở các công ty hàng đầu, có thể nhận thêm việc freelancer làm việc với dữ liệu tại nhà. Đây là công việc chuyên môn hóa, đòi hỏi kỹ thuật cũng như đầu óc tổ chức, logic.
Freelancer có phải đóng thuế, bảo hiểm xã hội?
Freelancer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Khi bắt đầu làm việc tự do, ngoài mức thu nhập bạn nhận về thì bạn cũng cần quan tâm đến nghĩa vụ của mình với nhà nước. Trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo điểm i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thì tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công và các khoản khác cho cá nhân mà không phải ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng không quá 3 tháng với lương từ 2 triệu thì trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trong tổng lương của họ.
Do đó, freelancer phải đóng 10% thu nhập cá nhân và sẽ được trừ trực tiếp vào tiền lương. Trong trường hợp, tổng thu nhập đã trừ gia cảnh cá nhân mà chưa đến mức phải nộp thuế thì bạn có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để làm căn cứ chưa trừ thuế thu nhập cá nhân và khoản thuế đó bạn sẽ phải đóng cho chi cục thuế vào cuối năm.
Freelancer có phải nộp bảo hiểm xã hội?
Quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã nêu rõ chỉ bắt buộc những đối tượng làm việc theo hợp đồng từ 1 tháng trở lên mới tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng trên thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy nên freelancer không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội mà thay vào đó có thể đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng lương hưu.
Kết luận
Trên đây, ROI đã chia sẻ về Freelancer, những lợi thế, thách thức của những người làm việc tự do. Freelance có thể nói rất đơn giản với những ai biết phấn đấu, làm việc nguyên tắc sẽ dễ thành công hơn. Và ngành nghề này sẽ không phù hợp với những ai có tính cách an phận và không phấn đấu. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề làm việc tự do, từ đó có được hướng đi đúng đắn cho mình trong tương lai.
Chúc bạn thành công!