Máy chủ Ảo VPS là một trong những loại Server được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí. Vậy cụ thể Máy Chủ Ảo (VPS) là gì? Ưu – nhược điểm và cách dùng VPS như thế nào? Hãy cùng ROI theo dõi bài viết sau đây nhé!
Máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server – VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, máy chủ ảo VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.
Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng ở máy chủ ảo VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS đem lại hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung và chung tài nguyên server với nhau. Nếu 1 Website bị tấn công DDoS, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác trên cùng server. Còn với máy chủ ảo VPS, một máy chủ VPS bị tấn công thì các máy chủ ảo VPS khác trên server hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
VPS phù hợp sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và những trang web lớn hoặc mã nguồn nặng. Nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người dùng có kiến thức về quản lý như cấu hình server, bảo mật…
Máy chú ảo ứng dụng như thế nào?
VPS Server ra đời chủ yếu nhằm tiết kiệm ngân sách cho Tổ chức / cá nhân có nhu cầu sử dụng máy chủ với cấu hình thấp. Thay vì phải trả vài triệu 1 tháng chi phí cho máy chủ, thì với VPS, bạn chỉ cần trả vài chục ngàn (vài đô la) cho mỗi máy chủ ảo / 1 tháng.
Đối với máy chủ ảo chạy hệ điều hành windows, chủ yếu phục vụ web server, File Server, mail server hoặc các ứng dụng local / ứng dụng đặc thù cho doanh nghiệp. Mà bộ cài đặt yêu cầu sử dụng nền tảng windows, windows server hoặc các ứng dụng liên quan.
Đối với máy chủ ảo cài đặt hệ điều hành linux, trên 90% ứng dụng cho webserver. Còn lại là ứng dụng email server hoặc các ứng dụng khác chạy mã nguồn mở PHP. Phổ biến nhất là website chạy wordpress rất phù hợp chạy trên máy chủ ảo linux.
Ưu điểm – hạn chế của máy chủ Ảo (VPS)
Ưu điểm
Cài đặt và kích hoạt để sử dụng rất nhanh (chỉ khoảng 5-10 phút là bạn đã có thể sử dụng VPS).
An toàn với người sử dụng bởi tính năng bảo mật cao.
Toàn quyền sử dụng các phần mềm như một máy chủ độc lập.
Giá thành rẻ hơn so với việc bạn mua máy chủ (server) nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bạn.
Quản lý khách hàng từ xa, giúp khách hàng cài đặt phần mềm, nâng cấp phần mềm…
Nhược điểm
Hoạt động của VPS đều phụ thuộc vào máy chủ tạo ra nó, nếu có vấn đề xảy ra với máy chủ vật lý thì mọi hoạt động của VPS cũng bị ảnh hưởng.
Đôi lúc năng suất làm việc của VPS không đạt được mức như bạn mong muốn
Việc nâng cấp VPS khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí.
Lưu ý khi mua máy chủ ảo VPS
Trước khi lựa chọn sử dụng dịch vụ máy chủ ảo bạn cần biết các thông số cơ bản để lựa chọn được dịch vụ tốt và giá cả phù hợp nhất. Cụ thể,
ĐẬP
RAM là loại bộ nhớ chính trong máy tính. Nếu máy chủ VPS càng nhiều RAM thì đồng nghĩa với khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt. Bởi khi dùng VPS bạn sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề: xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…Chính vì vậy, thông số về RAM rất quan trọng khi lựa chọn máy chủ Ảo.
Dịch vụ máy chủ ảo VPS cho phép người dùng chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu VPS nhiều hơn 16GB RAM thì đó là Cloud VPS) và tùy theo lượng truy cập vào website của bạn cũng như cách tối ưu VPS thì bạn có thể biết bạn cần RAM nhiều hay ít.
TRÁO ĐỔI
SWAP có thể hiểu đơn giản là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ khi bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload). Bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập. Tuy nhiên, không phải VPS nào cũng hỗ trợ SWAP, chỉ có các máy chủ ảo XenVPS mới hỗ trợ SWAP.
Đĩa
Disk (ổ đĩa cứng/ổ cứng) – được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website lưu trên đó.
Có 2 loại ổ đĩa:
HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng được sử dụng trên máy tính.
SSD (Solid State Drive): SSD hoặc ổ cứng bán dẫn, là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu. Cho tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với HDD 300 lần. Thường thì VPS có SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.
Lõi CPU
CPU Core là lõi xử lý của CPU. Một dedicated server có lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Ở các gói máy chủ ảo trung bình sẽ chỉ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.
Băng thông / truyền
Nó có nghĩa là băng thông – là lưu lượng được phép truyền tải dữ liệu đi. Ví dụ như việc bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS, thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS…
IP
IP (Internet Protocol) – là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho người dùng. Dãy địa chỉ IP được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.
Sự khác nhau giữa Hosting và VPS là gì?
Sau đây là một số điểm khác biệt giữa Shared Hosting và VPS
Điểm khác biệt
Máy chủ ảo VPS
Lưu trữ
Hiệu suất
Hiệu suất cao vì máy chủ chỉ chứa duy nhất trang web của bạn.
Hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập của các website khác cùng hệ thống máy chủ.
Độ tin cậy và tính ổn định
VPS An toàn và ổn định hơn.
Máy chủ có thể dẫn đến sự quá tải
Bảo mật
VPS cung cấp tính năng bảo mật cao, được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Nhiều nguy cơ vi phạm bảo mật. Đồng thời, lỗ hổng bảo mật trên 1 trang web có thể ảnh hưởng đến các trang khác trên cùng máy chủ.
Giá cả
Mức phí hàng tháng cao hơn shared hosting, nhưng hợp lý khi dùng máy chủ chuyên dụng.
Giá cũng rất phải chăng, phù hợp cho đối tượng sinh viên hay người mới bắt đầu.
Dịch vụ được quản lý
Khi lựa chọn dịch vụ VPS được quản lý, với tính năng và hỗ trợ nhiều hơn.
Các gói shared hosting thông thường là do khách hàng tự quản lý, nhà cung cấp chỉ cung cấp dịch vụ.
Khả năng mở rộng
Các gói lưu trữ VPS có khả năng mở rộng để phù hợp với nhu cầu.
Khó mở rộng để bắt kịp nhu cầu người dùng.
Tùy chỉnh
Toàn quyền tùy chỉnh và cài đặt các phần mềm lên máy chủ để phục vụ cho mục đích riêng.
Chỉ có thể can thiệp vào gói shared hosting mình sở hữu, không thể tác động lên máy chủ.
5 bước cấu hình và cách sử dụng VPS
Hiện nay hầu hết các chủ sở hữu trang web đều lựa chọn hệ điều hành mã nguồn mở Linux giúp tiết kiệm chi phí và có tính linh hoạt cao. Sau đây là các bước cơ bản để sử dụng VPS.
Bước 1: Truy cập vào VPS server thông qua SSH
Có nhiều giao thức giao tiếp cho phép người thiết lập kết nối đến VPS. Tuy nhiên, để cấu hình VPS chính xác thì cần sử dụng SSH (Secure Shell) – một giao thức mạng cho phép người dùng thiết lập kết nối được mã hóa với server và thực thi các lệnh ở trên đó.
SSH chỉ hoạt động thông qua giao diện command-line, và nếu máy tính bạn sử dụng hệ điều hành dựa trên Unix như Linux hoặc macOS thì có thể dễ dàng thiết lập kết nối thông qua Terminal.
Lần đầu tiên truy cập vào server thông qua SSH sẽ yêu cầu thông tin xác thực đăng nhập root cung cấp bởi host. Bạn hãy nhập lệnh dưới đây vào Terminal: “ssh [username]@[server IP]”
Sau đó, server nhận được request thông qua port 22, xác thực username (thường là “root”) và yêu cầu nhập password. Sau khi cung cấp thông tin đăng nhập, server sẽ hiển thị thông báo trong giao diện command-line.
Bước 2: Cập nhật server
Cần đảm bảo rằng sever hoạt động trơn tru và bảo mật tối đa các dự án được lưu trữ. Do đó, việc liên tục cập nhật VPS là vô cùng quan trọng trong cách sử dụng VPS, giúp đảm bảo mọi bản bảo mật và tính năng mới đều được thường xuyên cài đặt ở trên server của bạn.
Các bản phân phối Linux khác nhau sử dụng các trình quản lý package khác nhau, do đó các câu lệnh cũng có thể khác nhau đôi chút.
Đối với Ubuntu và một số bản phân phối dựa trên Debian khác, bạn có thể dùng lệnh sau để cập nhật server: “apt update”
Đối với CentOS và RHEL: “yum check-update” Hoặc: “dnf check-update”.
Tiếp đến, Server sẽ duyệt qua các gói phần mềm của hệ điều hành và chọn ra những package cần cập nhật. Bây giờ ta cần cho phép server tiếp tục quá trình cài đặt.
Đối với các bản phân phối dựa trên Debian: “apt upgrade”
Trong CentOs và RHEL: “yum update” Hoặc: “dnf update”
Quá trình cập nhật có thể sẽ mất vài phút và tiếp đến là khởi động lại server bằng lệnh reboot.
Việc cập nhật server thường xuyên là vô cùng quan trọng để giữ cho server luôn ở tình trạng tốt nhất. Nếu không được cập nhật đều đặn thì ta có thể bỏ lỡ nhiều tính năng bổ sung quan trọng, đồng thời để lộ những lỗ hổng bảo mật vô cùng nguy hiểm.
Bước 3: Tạo người dùng mới
Tiếp đến là bước tạo người dùng mới, được thực hiện trên root user của server. Root user trong Linux là chủ sở hữu của hệ thống. Các đặc quyền của tài khoản này là vô hạn và có thể làm bất kỳ tác vụ nào ở trên server. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với mọi sai sót nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho server.
Chính vì vậy, bạn nên tạo một tài khoản người dùng thứ hai với đặc quyền superuser thay vì root. Với tài khoản này, ta vẫn có thể cấu hình hầu hết các cài đặt quan trọng trong server, nhưng sẽ cần có tiền tố sudo trước các lệnh yêu cầu đặc quyền quản trị.
Các bước tạo thêm người dùng mới trên server: “adduser [ten nguoi dung moi]”
Lúc này, Server sẽ yêu cầu chọn password cho tài khoản mới và cung cấp một số thông tin bổ sung. Sau đó, gán tài khoản người dùng mới này với nhóm chính xác thông qua lệnh: “usermod -aG sudo [ten nguoi dung moi]“
Để đảm bảo người dùng mới đã được tạo thành công, hãy kết phúc phiên SSH hiện tại rồi đăng nhập lại bằng tài khoản người dùng mới vừa tạo.
Bước 4: Kích hoạt chứng thực Public key
Thay đổi cổng SSH mặc định sẽ giúp bảo vệ server khỏi các script tự động quét internet và cố gắng hack vào server ngẫu nhiên. Tuy nhiên, để ngăn chặn các cuộc tấn công có chủ đích thì bạn cần tăng cường thêm cơ chế xác thực của hệ thống.
Hệ thống user/pass truyền thống thường chỉ hiệu quả khi có một mật khẩu thực sự mạnh. Tuy nhiên, SSH cũng có thể sử dụng một cặp khóa public-private để xác thực người dùng cá nhân. Đây là một cách thiết lập có độ an toàn cao hơn rất nhiều.
Để sử dụng cặp khóa này, bạn cần tạo các SSH key trước. Với HĐH Windows, bạn có thể thực hiện nó thông qua PuTTYgen đi kèm với SSH client. Chỉ cần mở app rồi chọn vào Generate và PuTTYgen sẽ khởi tạo một public và private key. Private key sẽ hiện thị ở trong hộp trên cùng.
Trước khi bắt đầu, bạn cần tạo một passphrase hoạt động tương tự như password và song song với key pair.
Click vào Save Private Key để lưu lại key trên máy tính. Sau đó, tiếp tục với public key.
Đăng nhập lại vào server bằng quyền root rồi mở home directory của tài khoản thông qua lệnh sau: “su – [username]“
Trước tiên, tạo một folder để host public key rồi chỉnh sửa quyền truy cập, cho phép tạo các file bên trong folder.
mkdir ~. / ssh
chmod 700 ~ / .ssh
Tiếp theo ta cần tạo một file để dán public key vừa tạo trong PuTTYgen. Nhập lệnh dưới đây vào trong Nano text editor: “nano ~/.ssh/authorized_keys”
Để sử dụng key pair và kết nối đến tài khoản bằng PuTTY, hãy mở cài đặt SSH client rồi đi đến Connection > SSH > Auth. Sử dụng trường Private Key File for Authentication để chọn private key rồi lưu lại thay đổi.
Cuối cùng là disable xác thực mật khẩu của tài khoản. Bạn cần chỉnh sửa file cấu hình của SSH (etc/ssh/sshd_config), thay đổi giá trị PasswordAuthentication từ Yes thành No.
Bước 5: Thiết lập tường lửa cho VPS
Tường lửa là một cơ chế bảo mật quan trọng nhất cho các server web hosting và bảo mật VPS của bạn. Nó có nhiệm vụ lọc lưu lượng đến và đi, nhằm đảm bảo dữ liệu chỉ khả dụng cho những người dùng được phép truy cập.
Hầu hết các bản phân phối Linux đều sử dụng tường lửa iptables để lọc lưu lượng truy cập và được cài đặt theo mặc định. Đối với một số bản phân phối khác, ta hoàn toàn có thể sử dụng nhiều tiện ích khác để cấu hình các quy tắc của tường lửa.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những thông tin mà ROI Media chia sẻ về chủ đề máy chủ ảo VPS, ưu nhược điểm và cách sử dụng. Việc hiểu rõ các bước sử dụng VPS và cầu hình VPS tự quản lý chính là việc rất quan trọng, giúp server đảm bảo được trạng thái hoạt động tốt nhất. Chúng tôi hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!
Hợp Đặng
Tôi là Đặng Đình Hợp hiện đang là CEO của Công Ty Truyền Thông ROI Media . Là một Agency - đem đến các giải pháp Marketing Online hiệu quả. Tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức về SEO Website - Google Marketing và Marketing trên các kênh facebook, tiktok,...Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!