Hiện nay, SEO Google Map luôn sở hữu vị thế quan trọng, được các doanh nghiệp cực kỳ quan tâm, vì đây là phương thức hoàn hảo, tiện lợi giúp xây dựng thương hiệu bền vững và tăng lượng khách hàng tiếp cận và ghé thăm website nhiều hơn.
Trong bài viết dưới đây, Roi Media sẽ giải thích cho mọi người SEO Google Map là gì? và cung cấp bí kíp về cách SEO Google Map giúp đưa từ khóa lên top “thần tốc” dựa trên kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ chuyên gia SEO Top đầu.
Dù bạn có là một doanh nghiệp nhỏ tại địa phương hay một tập đoàn lớn với hàng trăm địa điểm kinh doanh, chắc chắn bạn đều sẽ áp dụng được những kỹ thuật “tuyệt diệu” này để thăng hạng cao hơn trên Google Map và giúp doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
SEO Google Map là gì?
SEO Google Map là tập hợp các phương pháp nhằm tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm của doanh nghiệp trên nền tảng Google Maps. Hay nói đơn giản và dễ hiểu, làm SEO Google Map chính là làm Local SEO. Đây là một phương thức đóng vai trò quan trọng trong Marketing bởi nó tối ưu hóa tần suất hiển thị địa chỉ của doanh nghiệp trên khu vực / địa phương khi người dùng thực hiện truy vấn các từ khóa có tính liên quan.
Ví dụ: Địa điểm vui chơi tại Hà Nội, Dịch vụ SEO Hà Nội uy tín, Địa điểm Học Marketing tại Hà Nội, quán cà phê ngon tại Hồ Tây,…
6 lợi ích “siêu to khổng lồ” của SEO Google Map
- Giúp tăng cường khả năng nhận biết của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, khi doanh nghiệp bạn nằm trong top 3 hiển thị => độ uy tín, độ “trust” của doanh nghiệp sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
- SEO Google Map giúp khả năng hiển thị local lớn hơn => Lượng Traffic sẽ nhiều hơn => Doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến hơn => doanh số cao hơn.
- Xây dựng các liên kết và Content Marketing hiệu quả giúp cải thiện mức độ liên quan cho website.
- Nằm trong bảng xếp hạng Google Maps => cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tăng lên. Số lượng khách hàng liên hệ với công ty thông qua các phương thức như điện thoại, email, mạng xã hội nhiều hơn => tỷ lệ chuyển đổi tăng lên.
- Các thông tin về doanh nghiệp bao gồm: số điện thoại, địa chỉ, email, website, hình ảnh,… đều được hiển thị đầy đủ, rõ ràng giúp tăng rõ rệt trải nghiệm của khách hàng => Khách hàng sẽ có lòng tin hơn vào doanh nghiệp.
- Thực hiện các cách SEO Google Map hiệu quả sẽ giúp việc SEO website tốt hơn. Cụ thể là tăng độ phủ cho website, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng giúp Google trong việc phân loại, sắp xếp dữ liệu website hiệu quả hơn => từ đó tăng thứ hạng cho website.
Ý nghĩa của Local 3-Pack trong SEO Google Map
Local 3-Pack (hiểu đơn giản là top 3 Google Maps) là danh sách Top 3 doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy đầu tiên trong kết quả tìm kiếm trên Google Map khi truy vấn các cụm từ sử dụng các từ khóa như “gần tôi” hoặc “gần [Vị trí]”.
Nắm giữ vị trí A (đây là theo cách gọi của Google, vị trí cao nhất thường được gọi là “Letter A”) chính là mục tiêu ‘tối thượng” của rất nhiều doanh nghiệp địa phương vừa / nhỏ.
Một nghiên cứu về “Hành vi tìm kiếm địa điểm” được thực hiện gần đây chỉ ra rằng
60% Người dùng cho biết họ muốn mua hàng đối với những doanh nghiệp địa phương.
78% Người dùng cho biết họ đã chuyển đổi từ tìm kiếm khu vực thành những đơn hàng ngoại tuyến.
Trong thời đại công nghệ, hành vi tìm kiếm trên thiết bị di động chính là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ và giữ vị thế thống trị hiện nay. Nắm bắt được những yếu tố này, các doanh nghiệp đang dần dồn sự quan tâm và ưu tiên việc gia tăng thứ hạng trên Google Map.
Vào năm 2015, Google đã ra thông báo chính thức về sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong cơ chế hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google Map đối với danh bạ của doanh nghiệp. Giờ đây, trên trang chính của Google chỉ còn hiển thị 3 danh bạ Google Map – được gọi lần lượt là các vị trí A, B, C. Trong khi trước cập nhật, có đến 7 kết quả hiển thị cùng lúc – tương ứng với các vị trí từ A-G.
Do đó, 3 vị trí VÀNG: A – B – C trên Google Map được các doanh nghiệp coi là mục tiêu phấn đầu và quan tâm hơn bao giờ hết. Khi doanh nghiệp của bạn nằm trong Top 3 hiển thị sẽ nhận được “hàng tá” lợi thế hơn so với những vị trí từ D trở xuống, vì người dùng sẽ nhìn thấy doanh nghiệp bạn ngay lập tức và click chuột.
Tuy nhiên…. dù bạn có thi triển cách SEO Google Map như thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng chỉ hiển thị 3 thứ hạng. Do đó, bạn hãy nghĩ về 3 vị trí Vàng này như mục tiêu số “tối thượng” cần đạt được.
Khi đọc đến dòng này, bạn cũng đang khát khao cháy bỏng rằng doanh nghiệp của mình nằm trong Top 3 Google Maps nhưng lại hoang mang và loay hoay không biết bắt đầu thế nào? Đừng lo, trong phần tiếp theo Roi Media sẽ hướng dẫn bạn cách SEO lên Local 3-Pack hiệu quả, thần tốc nhé!
Google đánh giá thứ hạng địa điểm như thế nào?
Thuật toán của Google đánh giá và sắp xếp thứ hạng địa điểm dựa vào mức độ liên quan, khoảng cách và nhận dạng tên hiển thị kết quả tìm kiếm tối ưu nhất.
- Trường hợp 1:Nếu người dùng truy vấn từ khóa có chứa tên doanh nghiệp thì kết quả mà Google Map trả về sẽ hiển thị đầy đủ ở bên phải.
- Trường hợp 2: Nếu người dùng search từ khóa không bao gồm tên doanh nghiệp thì kết quả của Google Map sẽ đề xuất 3 kết quả được đánh giá phù hợp nhất với yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Các thông tin hiển thị bao gồm tên doanh nghiệp, xếp hạng đánh giá và hầu hết địa chỉ đều được xếp hạng trên các tìm kiếm tự nhiên.
Google sẽ đánh giá và xếp hạng Local 3 – Pack dựa trên những tiêu chí sau:
Google sẽ ưu tiên xếp hạng những doanh nghiệp có vị trí thực tế gần với người tìm kiếm nhất
Doanh nghiệp có nhiều đánh giá uy tín, phản hồi tích cực từ người dùng sẽ có vị trí cao trên SERPs
Hướng dẫn triển khai SEO Google Map chi tiết
Việc triển khai SEO Google Map trong thực tế khá đơn giản nhưng để đảm bảo sự chỉn chu và hiệu quả bạn nên nắm vững các quy trình, công đoạn thực hiện. Sau đây, Roi Media sẽ chỉ cho bạn chi tiết 7 bước giúp bạn SEO Google Map “chuẩn bài” và hiệu quả nhất.
Bước 1: Cài đặt Google Map
Việc đầu tiên bạn cần làm là đăng nhập Email và tiến hành truy cập vào Google Maps. Sau đó, nhập địa chỉ doanh nghiệp bạn, chọn chức năng “Thêm địa điểm bị thiếu”.
Ở phần này, bạn cần cung cấp thông tin chính xác như: Tên doanh nghiệp, danh mục hoạt động, địa chỉ, số điện thoại và giờ hoạt động của doanh nghiệp. Khi hoàn thành, bạn nhớ thực hiện xác minh doanh nghiệp với Google (Click vào “Xác nhận doanh nghiệp này” hoặc truy cập Google My Business) rồi bấm vào nút gửi.
Cuối cùng là phần xác nhận doanh nghiệp. Truy cập vào tab Google My Business, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin của doanh nghiệp bao gồm:
- Tên doanh nghiệp
- Quốc gia/Lãnh thổ
- Địa chỉ cụ thể (số nhà, tên đường, phường, quận), thành phố, bang,
- Mã ZIP
- Số điện thoại
- Đường link website
- Khung giờ hoạt động
- Danh mục kinh doanh
- Khu vực hoạt động/cung cấp dịch vụ
Và thông tin giới thiệu (tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, những điểm mạnh khiến bạn khác biệt so với các đối thủ,…)
Khi hoàn tất việc đăng ký xác nhận, họ sẽ gửi đến bạn mã xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương. Chính vì vậy, hãy chắc chắn bạn cung cấp chính xác thông tin doanh nghiệp trên Google My Business vì những gì bạn cung cấp sẽ hiển thị trên Google Maps.
Bước 2: Tối ưu hóa hình ảnh và Geo Tag
Chọn ảnh để tiến hành SEO Google Map
Ở bước này, điều bạn cần làm là chuẩn bị 20-30 ảnh về công ty/sản phẩm/dịch vụ/thành viên công ty… Bạn có thể lấy bất kỳ ảnh nào để dùng cũng được nhưng chú ý sử dụng những hình ảnh thật và ảnh đẹp.
Bởi vì khi dùng những tấm ảnh này nếu như người dùng gõ tên thương hiệu công ty bạn. VD : “Roi Media”, thì họ sẽ thấy được ảnh công ty bạn.
Hiển nhiên là bạn cũng muốn khách hàng thấy được những tấm ảnh đẹp nhất, tuyệt vời của mình phải không nào? Miễn sao những tấm ảnh này là chính chủ chứ không phải được Download lung tung từ trên mạng về.
Nếu như bạn xài những hình ảnh trên Internet thì khả năng lên Top Google Map sẽ bị giảm sút. Bởi vì Google biết rằng đây không phải là ảnh chính chủ của công ty bạn từ đó khó có được sự tin tưởng từ Google.
Và một điều bạn cần hết sức lưu ý đó là bạn nên sử dụng ảnh đuôi có dạng đuôi .jpg nhé, đừng dùng ảnh .png. Nếu bạn chỉ có ảnh .png mà không có ảnh .jpg thì cũng đừng lo! Mình sẽ chỉ cho bạn cách để có thể đổi đuôi file ảnh siêu tốc.
Đặt tên cho hình ảnh như thế nào?
Sau khi bạn đã chọn được những hình ảnh ưng ý. Đây là lúc bạn sẽ tối ưu hóa hình ảnh bằng cách đặt tên cho nó. Đơn giản bởi vì, Con Bot của Google không xem được hình ảnh mà nó chỉ đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi.
Chính vì vậy, việc đặt tên cho các tấm ảnh sẽ giúp Google hiểu được tấm ảnh của công ty bạn nói về vấn đề gì. Bạn nên đặt tên cho các tấm ảnh này bằng những từ khóa LSI. Cụ thể:
Từ khóa LSI là từ hay cụm từ có liên quan đến chủ đề của từ khóa chính và nó thường được sử dụng chung với từ khóa chính.
Ví dụ: Với từ khóa chính là: du lịch thì các từ khóa LSI có thể là: món ăn đặc sản, địa điểm vui chơi, đặt vé máy bay, book tour, đặt homestay,…
Hay với từ khóa chính là: công ty SEO thì các từ khóa LSI có thể là: công cụ SEO, dịch vụ SEO,…
Sau khi đã đặt tên hình ảnh bạn nên đặt thêm thông tin cho phần detail của hình ảnh. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Click chuột phải vào hình ảnh > chọn Properties > Chọn Detail > Thêm nội dung cho các mục như Title, Subject, Rating, Tags, Comments.
Tiếp theo là bước có vai trò quan trọng nhất:
Gắn Geotag cho hình ảnh
Geotags – Geo (geography – địa lý, đề cập nhiều đến kinh độ và vĩ độ). Tất cả địa điểm trên Trái Đất đều được định vị trên bản đồ Google Maps bằng kinh độ và vĩ độ.
Việc sử dụng hình ảnh đã được Geo-Tag vị trí địa lý của địa chỉ doanh nghiệp bạn sau đó đăng tải trên Internet sẽ giúp cho website của bạn được đánh giá tốt hơn và chiếm được sự tin tưởng từ Google.
Bởi lý do đơn giản là Google khi lấy thông tin về bạn ở bất kỳ đâu thì đều thấy chỉ một thông tin là vị trí địa lý đó. Do vậy google càng dễ dàng tin tưởng rằng chắc chắn bạn đang ở đó => Điểm (Point) liên quan đến doanh nghiệp địa phương cũng được gia tăng.
Gắn Geotag bằng công cụ GeoSetter:
Công cụ gắn Geo-tag được giới SEO-ers sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là GeoSetter. Đây là công cụ giúp bạn gắn Geo-tag, các thông tin định vị (GPS), bản quyền cho hình ảnh rất dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Một ưu điểm của GeoSetter là phần mềm này hoàn toàn miễn phí! Sau đây là những hướng dẫn chi tiết khi sử dụng công cụ GeoSetter:
- Bước 1: Tải công GeoSetter về máy. Link tải: https://geosetter.de/en/download-en/
- Bước 2: Tiến hành cài đặt công cụ, sau đó nháy đúp chuột để mở công cụ
- Bước 3: Chọn hình ảnh cần gắn Geo-tag: vào file -> open folder -> chọn hình ảnh
- Bước 4: Tiến hành xử lý hình ảnh và gắn Geo-tag như sau:
Gắn rating 5 sao cho hình ảnh
Click chuột phải vào hình -> chọn Edit Data -> Điền vĩ độ vào ô Latitude, kinh độ vào ô Longitude theo đúng kinh độ, vĩ độ của doanh nghiệp bạn -> Điền tương tự tại ô Dest. Latitude và Dest. Longitude -> Điền đầy đủ các thông tin về Country, State/Province, City, Sublocation theo đúng địa chỉ của doanh nghiệp.
Chọn Save as Template… > chọn All cho tất cả > chọn OK > Đặt tên hình tại ô name > chọn OK.
Với những hình ảnh có nội dung Geotag tương tự, bạn chỉ cần chuột phải chọn hình > Edit Data > Load as Template…
- Bước 5: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại tất cả hình.
Tuy nhiên, công cụ này có một nhược điểm là chỉ sử dụng được trên hệ điều hành Windows. Đối với những bạn sử dụng hệ điều hành MacOs, các bạn có thể tham khảo các công cụ như: Adobe Lightroom, Adobe Photoshop,…
Cách định vị ảnh của bạn bằng Geotag.online
- Bước 1: Truy cập vào link: https://geotag.online/ và đăng ký tài khoản.
- Bước 2: Đăng nhập vào Email để xác nhận tài khoản. Bạn sẽ thấy có một đoạn Code => Copy => “Click Here”.
- Bước 3: Paste mã Code vào trang sau và sau đó điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu => click “Create Account” để tạo tài khoản.
- Bước 4: Tại trang “Enter GeoTag Address” => Điền địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Để thông tin chính xác hơn, bạn nên search Zip Code (của khu vực / thành phố mình sinh sống) trên Google. Trong đó, Hà Nội có Zip Code là 100000.
- Bước 5: Click “Chọn tệp” => Tải hình ảnh lên => click “Proceed” để đi đến trang kế tiếp.
- Bước 6: Kiểm tra thông tin, địa chỉ nhập đã chính xác chưa. Vì Geotag.online là phần mềm nước ngoài nên đôi khi truyền tải thông tin cho Google Map Việt Nam sẽ không chính xác hoàn toàn.
Lưu ý về hình ảnh khi gắn Geotag:
Bạn nên nhớ rằng Hình ảnh khi Up lên phải có thuộc tính là JPGs hay TIFFs thôi nhé! Nếu bạn sử dụng hình có đuôi .PNG, bạn phải thực hiện chuyển đổi sang đuôi .JPGs bằng cách truy cập vào website: https://convertio.co/vn/ và thực hiện Up hình ảnh lên, chờ quá trình hoàn tất rồi Download tất cả về máy.
Bước 3: Đăng tải các thông tin lên mạng xã hội
Ở bước này bạn sẽ đăng tải các hình ảnh và thông tin N.A.P (Name – Address – Phone) của doanh nghiệp bạn lên các trang mạng xã hội lớn. Lúc này, Google sẽ làm một vòng dạo quanh Internet và tìm được bạn trên các trang mạng xã hội.
Khi tiến hành Geotags, đây sẽ là suy nghĩ của Google:
“Đây ắt hẳn phải một doanh nghiệp lớn nên nó mới xuất hiện ở trên cả 100 mạng xã hội như thế này. Và toàn bộ thông tin đều đồng nhất, đều là số điện thoại 0971.303.292, tên Roi Media và có địa chỉ, lĩnh vực hoạt động là SEO,… Đây là một thương hiệu khá lớn cung cấp dịch vụ SEO”.
Khi bạn đã tạo lập đủ 100 trang mạng xã hội rồi. Bạn cần đặc biệt lưu ý, trong số gần 100 cái này bạn chưa cần phải đăng tải hình ảnh Geotag (tôi sẽ chỉ cho bạn cụ thể là nên đăng ở đâu vào phần phía dưới). Lúc này bạn cần chuẩn bị:
- Tên doanh nghiệp
- Số điện thoại
- Địa chỉ
- Email liên hệ
Website: đây là URL bạn cần SEO lên Google Map. Như tôi, Dịch vụ SEO Hà Nội ở website https://roimedia.vn/seo/, tôi sẽ điền URL này vô phần website. Có những MXH không cho bạn thực hiện điều này mà chỉ cho bạn điền trang chủ. Điều này cũng không sao cả!
Mô tả ngắn (dưới 140 chữ): giới thiệu về doanh nghiệp bạn.
Mô tả dài (trên 200 chữ): giới thiệu về doanh nghiệp của bạn
Sự khác biệt giữa mô tả ngắn và mô tả dài hiểu một cách đơn giản là có những MXH chỉ giới hạn 140 chữ trở xuống. Trong khi các trang khác lại cho bạn nhiều kí tự hơn. Nếu có thể hãy ghi phần mô tả càng nhiều càng tốt. Google luôn đánh giá cao Content dài và dễ Index hơn.
Và giờ là phần quan trọng nhất mà không phải ai cũng biết trong việc vận dụng cách SEO Google Map. Đó là việc đăng những tấm hình Geotag lên các trang mạng xã hội.
SEO Google Map với hình ảnh Geotag thông qua các mạng xã hội
Như tôi nói ở trên, sau khi bạn có đầy đủ những thông tin N.A.P. Trong trường hợp này là Address (là phần quan trọng nhất, bởi vì Google sẽ hiện bản đồ của công ty bạn dựa trên vị trí đó), rất quan trọng. Việc bạn liên tục lên kế hoạch củng cố cho Google biết được địa chỉ của mình ở vị trí A sẽ làm khả năng bạn lên top 3 Google Map tăng lên rất nhiều.
Một vài lưu ý khi Seo Google Map thông qua Social Stack
Bạn cần lưu ý một số điểm khi tối ưu Google Stack để có thể đạt hiệu quả tốt nhất:
1. Điền thông tin đầy đủ trên mỗi tài khoản mạng xã hội
Sau khi có danh sách mạng xã hội để tối ưu trong tay, bạn sẽ cần điền đầy đủ thông tin mô tả, địa chỉ email, số điện thoại, website. Các thông tin trên website và thông tin trên mạng xã hội phải đồng nhất với nhau để Google có thể nhận diện bạn là một thực thể dễ dàng hơn. Đây sẽ là những gì bạn cần update lên mạng xã hội:
- Hình ảnh logo (đã tối ưu SEO)
- Hình ảnh, nội dung bài viết liên quan
- Tên doanh nghiệp
- Số điện thoại
- Địa chỉ website
- Thông tin mô tả về doanh nghiệp
- Link về Google Map
Bạn có thể đăng tải thông tin về doanh nghiệp lên mạng xã hội tùy vào chủ đích của mình, nhưng lưu ý, bạn nên đăng tải vừa đủ để người dùng nhận ra đây là tài khoản của công ty bạn và không bị xóa tài khoản do nghi ngờ là spam.
2. Đồng nhất URL thương hiệu của bạn trên toàn bộ tài khoản mạng xã hội
Khi tạo lập một trang mạng xã hội thì bạn sẽ được cung cấp một URL mới. Tôi khuyên bạn nên đồng nhất tên các URL giống nhau, nếu khác thì chỉ khác một chút thôi nhé!
3. Liên kết với các trang mạng xã hội khác
Khi bạn liên kết các tài khoản mạng xã hội khác thì tài khoản bạn sẽ không bị xóa. Google dựa vào đó sẽ dễ dàng index hơn và bạn thực hiện SEO cũng lên Top nhanh hơn, tôi đã thử làm và có hiệu quả rõ ràng.
Khi bạn cài đặt phần thông tin, hãy cố gắng liên kết càng nhiều tài khoản trên các mạng xã hội bạn có càng tốt. Vì Googlebot không chỉ phân tích tài khoản của bạn mà nó còn phân tích những liên kết mạng xã hội bạn có trong trang đó để đánh giá doanh nghiệp của bạn có uy tín hay không đấy.
Bước 4: Thực hiện đặt Title cho Google My Business
Google My Business (còn gọi là Google Doanh nghiệp hay Google Business) là nền tảng tiện ích do Google cung cấp và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Google Business được hiểu đơn giản bao gồm toàn bộ thông tin của doanh nghiệp hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) và Google Maps.
Ở bước này, tôi sẽ chỉ đặt tên của Google My Business của mình là Roi Media mà thôi. Tên doanh nghiệp bạn là gì thì hãy đặt theo đúng như vậy.
Bước 5: Điều chỉnh danh mục
Tôi nhận thấy có hơn 60% các bạn làm SEO Google Maps không thực hiện tối ưu danh mục. Đa số phần còn lại thì làm chưa được chuẩn. Với kinh nghiệm của tôi, danh mục chính là nơi có thể quyết định doanh nghiệp của bạn có lên Top Google Map hay không?
Điều này cũng quan trọng không khác gì khi bạn tối ưu thẻ Title (Tiêu đề) trong SEO Onpage vậy. Nếu bạn không đặt Title tốt thì khả năng cao bạn sẽ không bao giờ ngóc lên trang đầu được. Còn nếu bạn đặt đúng thì nó sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng rất nhiều.
Danh mục sẽ giúp cho Google đánh giá và định hình được lĩnh vực của website doanh nghiệp bạn. Từ đó sẽ tạo nền tảng để các từ khóa trong lĩnh vực ấy có thể lên trang đầu và cũng là tiền đề cho việc bạn SEO hàng trăm, ngàn từ khóa SEO Map mà tôi sẽ đề cập ở bên dưới.
Tối ưu danh mục GMB
Điều đầu tiên và tối quan trọng trong khâu này bạn cần làm đó chính là xác định CHÍNH XÁC danh mục của website bạn. Giả sử bạn đang tiến hành SEO bộ từ khóa “dịch vụ seo”. Lúc này bạn cần xem đối thủ đang đứng Top Google Map hiện đang để danh mục nào nhiều nhất.
Bạn được cho phép điền 4 – 5 danh mục con. Hãy điền những danh mục mà bạn thấy đối thủ bạn chọn nhiều thứ 2, 3, 4,.. Ở đây tôi sẽ để là dịch vụ quảng cáo. Nếu như các danh mục còn lại bạn không thể thấy đối thủ tìm gì thì hãy chọn những danh mục bạn cho là liên quan nhất.
Hãy nhớ điền hết toàn bộ danh mục bạn có thể nhé. Đây là bước tối ưu cực kì quan trọng đó!
Bước 6: Sử dụng Citation và Backlink về Map
Sử dụng Citation về Map
Đến đây chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc Citation là gì?
Citation hiểu một cách đơn giản là một bản ghi về NAP như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại, URL website.
Google sử dụng Citation như một cách thức để xác thực vị trí doanh nghiệp bạn, hay nói một cách khác bạn có thể xem Citation như một Backlink trong chiến lược SEO. Nguồn Citation càng có chất lượng thì website càng mạnh để tăng thứ hạng trên Google Maps.
Chính vì vậy, tôi khuyên bạn nên viết các Citation của mình một cách chi tiết nhất.
Sử dụng Schema Markup chèn N.A.P vào website
Schema Markup là một giao thức cấu trúc được Google, Yahoo và Bing chấp thuận để có thể dễ dàng xác định các tập dữ liệu nhất định trong các website.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn làm Schema cho tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp bạn,… giúp bạn dễ dàng triển khai phương thức SEO độc đáo này dù không phải là Coder.
Bằng cách đưa N.A.P vào Markup, bạn sẽ gửi tín hiệu có chất lượng cao hơn đến Google và các công cụ tìm kiếm khác về mức độ liên quan và thẩm quyền của vị trí doanh nghiệp.
10 cách để đạt thứ hạng cao trên Google Map
Nằm trong Top 3 hiển thị trên Google Map sẽ là một ưu thế to lớn giúp tăng độ Trust của doanh nghiệp và thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhưng để đạt được điều này thực sự không hề dễ dàng. Sau đây là 10 tuyệt chiêu để doanh nghiệp bạn đạt xếp hạng cao trên Google Map.
Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google Maps
Truy cập Google Map và click vào nút màu xanh lam có nội dung “Quản lý ngay bây giờ” (hãy đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google của mình).
Nếu tên doanh nghiệp của bạn không xuất hiện, trong menu thả xuống sẽ có một tùy chọn để “thêm địa điểm bị thiếu”.
Sau khi nhấp vào đó, bạn sẽ cần cung cấp tên, danh mục và vị trí của mình.
Lưu ý là bất kỳ ai trên thế giới đều có thể thêm doanh nghiệp vào Google Maps. Vì vậy, ngay cả khi bản thân bạn chưa làm, tốt nhất vẫn nên kiểm tra và đảm bảo rằng địa điểm doanh nghiệp của bạn chưa tồn tại.
Và cũng không cần phải lo lắng đâu: Cho dù có là ai, người thêm doanh nghiệp của bạn vào Google Maps sẽ không có quyền kiểm soát địa điểm đó. Chỉ những ai xác nhận quyền sở hữu địa điểm bằng cách chứng minh quyền sở hữu doanh nghiệp mới có quyền kiểm soát đó.
Xác nhận hồ sơ doanh nghiệp bạn trên Google Maps
Thực hiện đặt tên cho địa điểm mới của bạn và bắt đầu thêm tất cả các thông tin kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp bạn.
Tất cả thông tin bạn cần cung cấp là tên, danh mục và vị trí; nhưng khi bạn xác nhận hồ sơ của mình, bạn nên cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết về doanh nghiệp của mình và hồ sơ doanh nghiệp càng chứa nhiều thông tin thì hồ sơ đó sẽ được đánh giá và xếp hạng cao hơn trên Google Maps.
Một điều cần lưu ý là trước khi tạo hồ sơ GMB (Google My Business), bạn nên làm quen với các nguyên tắc của Google. Và tuyệt đối đừng spam, việc tạo hồ sơ giả mạo hoặc spam không chỉ mang lại trải nghiệm tồi tệ cho khách hàng tiềm năng của bạn mà còn khiến bạn có nguy cơ bị phạt và đình chỉ.
Thêm thông tin vào Google My Business trên Google Maps
Được rồi! Giờ bạn đã liên kết hồ sơ doanh nghiệp bạn trên GMB và Google Map, bạn đã sẵn sàng tối ưu hóa để đạt thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương. Như tôi đã đề cập ở phía trên, hồ sơ doanh nghiệp của bạn có càng nhiều thông tin thì bạn càng có thứ hạng cao trong kết quả.
Để thêm thông tin vào hồ sơ của bạn, hãy đăng nhập vào tài khoản Google My Business.
Tại đây, bạn sẽ thấy một bảng điều khiển với một số tab ở bên dưới.
Chọn tab “Thông tin”, bao gồm tên, danh mục, địa chỉ, khu vực kinh doanh (nếu có), giờ, giờ đặc biệt, số điện thoại, trang web, sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính và mô tả của bạn,…
Dưới đây là một số Tips để tối ưu hóa các phần tài khoản Google My Business này để có thứ hạng cao hơn trên Google Maps:
Nhất quán với tên và địa chỉ
Hãy nhất quán mọi thứ với nhau và đừng làm chúng trở thành một đống hổ lốn (Google sẽ không thích điều đó đâu). Google Maps sẽ xếp hạng các doanh nghiệp mà nó có thể tin tưởng và một trong những thước đo mức độ đáng tin cậy của bạn là tính nhất quán của thông tin về doanh nghiệp của bạn trên website.
Ví dụ: giả sử bạn có một doanh nghiệp có tên là “Phòng giao dịch Tây Đô”. Hãy đảm bảo tên doanh nghiệp của bạn trong trang tổng quan Google My Business là chính xác tuyệt đối.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng tên này giống hệt nhau trên tất cả các kênh trực tuyến khác của bạn như trang web, hồ sơ Facebook ,… Điều này cũng tương tự đối với thông tin địa chỉ.
Sử dụng số điện thoại địa phương
Bạn nên biết rằng Google sẽ không quan tâm đến các số điện thoại miễn phí đâu vì những loại số này rất hay được sử dụng để gửi thư rác. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những đầu số có mã vùng địa phương cố định. Điều này không những giúp bạn có thứ hạng cao hơn trên Google Maps mà còn giúp những người tìm kiếm an tâm và tin tưởng rằng doanh nghiệp của bạn đang nằm ở khu vực đó.
Luôn cập nhật giờ giấc làm việc của doanh nghiệp bạn
Hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps sẽ cung cấp cho người dùng biết liệu doanh nghiệp đó có đang mở cửa, đóng cửa hay sắp mở hoặc đóng cửa hay không. (Và trong thời gian đại dịch, cho dù doanh nghiệp bạn tạm thời đóng cửa, hãy biến nó thành một chiến thuật SEO quan trọng trong thời buổi COVID-19 này.)
Hãy giữ những giờ này liên tục cập nhật các tín hiệu cho Google rằng doanh nghiệp bạn đang hoạt động và đáng tin cậy và điều này sẽ giúp tăng xếp hạng của bạn. Và điều đó cũng sẽ khiến khách hàng không ghé đến cửa hàng của bạn vào khung giờ đóng cửa. Vì điều này đôi khi có thể gây ra đánh giá tiêu cực (ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng của bạn trên Google Maps).
Viết mô tả doanh nghiệp
Hãy lưu ý phần mô tả trên hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của bạn phải cung cấp bức tranh toàn cảnh nhất về doanh nghiệp bạn để giúp định hướng khách truy cập.
Bạn nên viết phần mô tả với giọng điệu phù hợp với thương hiệu của mình, để giúp thiết lập một kết nối tốt hơn. Hãy đảm bảo các từ khóa cần thiết xuất hiện trong đoạn mô tả, vì điều này sẽ giúp hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps được xếp hạng không chỉ cho các tìm kiếm có chứa tên thương hiệu mà còn cho các tìm kiếm về sản phẩm và dịch vụ.
Phân loại đúng doanh nghiệp
Xét về mặt xếp hạng, loại hình doanh nghiệp của bạn khi xuất hiện trên Google Maps là rất quan trọng. Với danh mục chính, hãy chọn danh mục thể hiện tốt nhất sản phẩm mũi nhọn của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ danh mục nào khác, hãy chọn chúng làm danh mục phụ.
Bạn nên nhớ rằng bạn sẽ không thể thêm danh mục tùy chỉnh, nhưng nếu bạn bắt đầu nhập sản phẩm chính của mình vào, bạn sẽ thấy menu thả xuống gồm các danh mục có để lựa chọn.
Thêm ảnh vào hồ sơ
Google sẽ rất hoan nghênh khi bạn upload ảnh lên hồ sơ của mình. Vì điều đó báo hiệu cho Google rằng bạn là một doanh nghiệp đang hoạt động và xứng đáng được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Thứ hai, vì công nghệ nhận dạng hình ảnh của Google đang được cải tiến từng ngày và Google đang bắt đầu hiển thị hình ảnh trong kết quả tìm kiếm địa phương.
Và cuối cùng, quy tắc chung của SEO là Google ưu tiên những thứ người dùng yêu thích và thứ người dùng yêu thích ở đây chính là ảnh. Ngoài ra, nếu bạn không thêm hình ảnh vào hồ sơ của mình, nó sẽ hiển thị hình ảnh bản đồ chung như thế này:
Như vậy, để cải thiện xếp hạng trên Google Maps của doanh nghiệp bạn, hãy tải lên hồ sơ doanh nghiệp của bạn và nên nhớ hãy sử dụng những bức ảnh chất lượng cao và hấp dẫn nhé!
Bạn có thể làm việc này bằng cách chuyển đến tab “Ảnh” trên bảng điều khiển Google My Business sau đó nhấp vào vòng tròn màu xanh lam có dấu cộng màu trắng. Tại đó, bạn có thể kéo và thả nhiều ảnh hoặc video cùng một lúc.
Bạn nên cố gắng thêm ít nhất một ảnh mới mỗi ngày là tốt nhất!
Đồng bộ Google Maps
Như tôi đề cập ở trên, các doanh nghiệp có nhiều số điện thoại hoặc địa điểm được liệt kê cho một doanh nghiệp thực tế sẽ không được Google tin tưởng. Vì vậy, hãy tiến hành lọc và loại bỏ các hồ sơ trùng lặp để đảm bảo hồ sơ thực sự của bạn được xếp hạng cao hơn.
Đăng bài thường xuyên lên GMB trên Google Maps
Cũng giống như trên Facebook hay các trang mạng xã hội khác, bạn có thể xuất bản các bài đăng xuất hiện tại hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của mình. Việc đăng bài thường xuyên như vậy sẽ gửi tín hiệu cho Google biết rằng bạn chủ động quản lý hồ sơ của doanh nghiệp mình và sẽ đưa bạn vào “diện ưu tiên” khi xếp hạng.
Thêm vào đó, khi người dùng ở trên các công cụ tìm kiếm, họ có nhu cầu cao, vì vậy bạn sẽ có thể gia tăng lượt tiếp cận đến những đối tượng sẵn sàng tương tác thông qua các bài đăng thường xuyên trên Google.
Hãy đảm bảo trang web của bạn hoạt động tốt
Một điều bạn cần chứ ý là hãy đảm bảo website của bạn đang hoạt động nhất quán trên mọi thiết bị hay kích thước màn hình. Nguyên nhân là do hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps có chứa liên kết đến trang web của bạn và gần 60% lượng tìm kiếm trên Google là trên thiết bị di động. Vì vậy, nếu hồ sơ của bạn đưa người dùng đến một trang web yêu cầu thu nhỏ và thu nhỏ, lại còn có liên kết bị hỏng hoặc tải chậm thì chắc chắn xếp hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng và tụt thê thảm.
Bài đánh giá của Google
Bên cạnh hình ảnh còn có một điều mà Google cũng rất thích, đó là những đánh giá(voting). Điều này không gây ngạc nhiên lắm vì Google luôn thích những gì mà khách hàng của nó thích.
Tuy nhiên để có thể tiếp nhận những bài đánh giá này, bạn cần phải chủ động yêu cầu khách hàng và luôn trả lời những đánh giá đó một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, câu trả lời của bạn sẽ giúp những khách hàng tiềm năng biết họ được chăm sóc tận tình và đang lựa chọn đúng nơi.
Đánh giá không tốt xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, nhưng đừng lo! Hãy luôn giữ bình tĩnh và giải quyết điều đó với một trả lời tinh tế và xin phép giúp đỡ cho vấn đề của họ.
Nhúng địa chỉ Google Maps vào website
Có một cách khác để đạt thứ hạng cao hơn trên Google Maps đó là nhúng bản đồ Google vào trang web của bạn. Đây là phương pháp mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng trên trang liên hệ của họ.
Nhúng bản đồ Google là một trong những cách để Google biết rằng doanh nghiệp của bạn nằm tại đúng vị trí trong hồ sơ của bạn. Hãy nhớ sử dụng cùng một địa chỉ trong hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của bạn.
Để thực hiện nhúng Bản đồ Google vào trang web của bạn, trước hết hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trong Google Maps. Nhấp vào “Chia sẻ” trong phần hồ sơ doanh nghiệp và chọn tab “Nhúng bản đồ”. Sau đó sao chép và dán liên kết trên trang liên hệ của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng trích dẫn cho thị trường ngách
Trích dẫn cho thị trường ngách cóthể hiểu một cách đơn giản là một bản lưu trữ các thông tin N.A.P gồm:
- Tên doanh nghiệp (Name)
- Địa chỉ (Address)
- Số điện thoại (Phone)
Ngoài 3 thông tin quan trọng trên thì đôi lúc còn có thêm cả địa chỉ URL của trang web nữa. Google sẽ dựa vào các trích dẫn trên để tiến hành xác minh địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Nếu như các trích dẫn của bạn càng uy tín và có mức độ liên qua cao đến doanh nghiệp, thì bạn rất dễ dàng có xếp hạng cao trên Google Maps.
Trong quá trình xây dựng các trích dẫn bạn cần làm thật chi tiết và rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn hãy thử tìm kiếm một số trang web ở khu vực bạn vẫn đang hoạt động hoặc dành riêng cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Mình sẽ lấy ví dụ thực tế về Công ty của tôi chẳng hạn, Công ty tôi đang cung cấp dịch vụ SEO tại Hà Nội. Do đó tôi sẽ đăng tải thông tin N.A.P của Roi Media lên các nguồn thuộc khu vực Ha Nội hoặc các nguồn dành riêng cho lĩnh vực SEO để gia tăng mức độ liên quan, qua đó sẽ giúp cải thiện mức độ uy tín tổng thể về địa điểm.
Thêm từ khóa vào trang web của bạn
Việc thêm từ khóa vào website sẽ giúp trang web của bạn đạt xếp hạng cao hơn trong Google Tìm kiếm, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng doanh nghiệp trên Google Maps của bạn.
Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp một cách khéo léo các từ khóa dựa trên vị trí vào các trang chính trên website của bạn, chẳng hạn như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang sản phẩm và dịch vụ… Thậm chí cả các bài đăng trên blog, không chỉ với tiêu đề của các trang mà còn đối với các tiêu đề, nội dung, thẻ hình ảnh, chú thích và URL.
Việc gửi tín hiệu và nhấn mạnh với Google thông qua trang web của bạn rằng doanh nghiệp của bạn nổi bật trong khu vực có thể giúp Google tự tin hơn trong việc xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp bạn trên Google Maps cho khu vực đó.
Anchor Text – Điểm nhấn tạo sự khác biệt cho SEO Map
Nếu bạn đọc đến dòng này thì chúc mừng bạn! Bạn gần như đã nắm được hết bí kíp để có thể Master SEO Google Map rồi đó. Nhưng phần cuối cùng này mới là phần khó nhằn nhất trong SEO Google Map.
Nếu như bạn muốn SEO Google Maps để đẩy các từ khóa như “ công ty seo”,”dịch vụ SEO”… thì bạn sẽ cần sử dụng một lượng Anchor Text “vừa đủ” để có thể thúc đẩy Google Map xuất hiện ở các từ khóa ấy và các từ khóa liên quan khác.
Nói theo cách khác, nếu như mọi người cùng thực hiện các bước như tôi đề cập ở trên và để Google đánh giá nên lựa chọn ai trong top 3 Google Map thì phần Offpage của website sẽ là tiêu chí để xem xét.
Website nào có mật độ liên quan cao và uy tín (đồng nghĩa với việc có mật độ Anchor Text cao sẽ giúp Google hiểu dễ dàng hơn và Backlink có các Anchor Text này thì bắt buộc phải là các Backlink chất lượng).
Một điều bạn cần lưu ý là website ở đây là URL mà bạn cài đặt ở trong Google My Business. Chứ hoàn toàn không phải URL Google My Business của bạn đâu nhé. Đây là website của bạn chứ không phải Google My Business.
Nhưng tồn tại một vấn đề là nếu mật độ Anchor Text được sử dụng quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng SEO Google quá liều. Việc này đôi khi lại khiến phản tác dụng, làm cho trang Web của bạn bị Google phạt.
Và tiếp theo tôi sẽ chia sẻ đôi điều nếu như bạn muốn trở thành Master SEO Google Maps và khi gặp trường hợp Google Map bị ăn Report thì xử lý như thế nào, cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới Google Map khác. Trước tiên chúng ta sẽ đến với các yếu tố ảnh hưởng tới SEO Google Maps.
2 Yếu tố khác ảnh hưởng lớn đến SEO Google Map
Thật ra không có gì nhiều đâu, chỉ có 2 yếu tố khác ngoài N.A.P có chút ít ảnh hưởng đến phương pháp SEO Google Map. Sau đây chúng ra sẽ cùng tìm hiểu 2 yếu tố đó là gì nhé!
Vị trí doanh nghiệp
Có thể bạn chưa biết thì nếu vị trí của doanh nghiệp bạn gần trung tâm thành phố hơn thì Google sẽ ưu tiên trang Web của bạn hơn.
Review cho doanh nghiệp:
Việc GMB của bạn được review cũng tương tự như việc website của bạn khi SEO Google được Share trên các trang mạng xã hội vậy. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá tập trung vào việc này quá nhiều, có khi chỉ cần 5 Review là đã quá đủ cho một bạn rồi.
Các lỗi thường gặp khi SEO Google Map và cách xử lý
Trong khi thực hiện SEO Google Map chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi việc gặp phải những lỗi khiến cho quá trình SEO bị gián đoạn. Sau đây tôi sẽ chỉ ra những lỗi thường gặp khi SEO Google Map và cách giải quyết những lỗi này nhé!
Tên doanh nghiệp dài hơn 100 ký tự
Lỗi này xảy ra phần lớn là do các đồng chí SEOer đã nhồi nhét từ khóa vào tiêu đề quá đà. Và nếu không khắc phục đúng cách bạn sẽ không thể tiếp tục quá trình SEO Google Map của mình.
Chỉ còn một cách duy nhất để xử lý lỗi này là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về cách đặt tên của Google Map và tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa vào tên doanh nghiệp. Chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của Google Map thôi là bạn đã có thể yên tâm pass phần đặt tên này rồi.
Không tạo được địa điểm doanh nghiệp
Đây chính là lỗi rất phổ biến mà nhiều anh em mắc phải, hãy cùng tôi tìm hiểu cách xử lý lỗi này nhé!
Đầu tiên, bạn Click vào dấu cộng để phóng to bản đồ lên cho đến khi bạn có thể di chuyển được vị trí đúng vào chấm đỏ, sau đó bạn click vào nút ÁP DỤNG.
Nếu áp dụng theo hướng dẫn trên mà chưa được cập nhật thì bạn hãy tiếp tục làm theo bước sau: Click vào mục “Tôi cũng phục vụ…”. Sau đó Click vào ÁP DỤNG để được Google chấp nhận.
Các lỗi xuất hiện khi chạy Google Map được một thời gian
Có thể bạn đã áp dụng “chuẩn chỉ” những hướng dẫn của tôi ở phía trên, tuy nhiên sau một thời gian thực hiện SEO thì Map của bạn không còn hiển thị trên Google Map nữa.
Rất có thể bạn đang dính phải những lỗi về địa điểm doanh nghiệp sau:
Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Vô hiệu hóa”
Việc địa điểm doanh nghiệp bạn bị dính thông báo “Vô hiệu hóa” rất có thể do trong quá trình SEO Google Map, phần địa chỉ Google Map mà bạn thiết lập đã vi phạm các điều khoản của Google.
Thông thường trước khi vô hiệu hóa, Google sẽ gửi thông báo cho bạn. Nếu sau đó chủ sở hữu Map không khắc phục thì Google mới bắt đầu tiến hành vô hiệu quá địa điểm doanh nghiệp. Rất có thể Google đã gửi thông báo đến cho bạn nhưng vì lý do nào đó bạn đã bỏ qua thông báo này.
Để thực hiện khôi phục lại địa điểm doanh nghiệp bạn cần click vào phần liên hệ với bộ phận hỗ trợ và điền thông tin theo yêu cầu.
Địa điểm doanh nghiệp dính thông báo “Xem lại thông tin”
Cách giải quyết vấn đề này khá đơn giản. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại thông tin chính xác và thường xuyên theo dõi địa chỉ để tránh trường hợp bị đối thủ chơi xấu xài chiêu sửa lại thành địa điểm của họ để “cuỗm” hết khách về.
Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Bắt buộc xác minh lại”
Khi bạn thực hiện chỉnh sửa địa chỉ hoặc lĩnh vực hoạt động, Google sẽ gửi cho bạn xác minh lại để đảm bảo Địa điểm doanh nghiệp bạn được cập nhật trên Google Map chính xác.
Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Tạm Ngưng”
Nếu một ngày đẹp trời bạn nhận được thông báo “tạm ngưng” từ Google thì rất có thể bạn đã bị Google “sờ gáy” vì chất lượng địa điểm doanh nghiệp của bạn. Lý do hay gặp nhất là bạn bị các đối thủ chơi xấu bằng cách Report.
Trong tình huống này, tỷ lệ bạn phải bỏ Google Map đó lên đến 90%. Điều này dẫn đến việc Google đánh giá địa chỉ này là spam và sẽ không tin tưởng trang doanh nghiệp bạn. Việc cần làm bây giờ là gửi khiếu nại. Còn việc Google có duyệt và khôi phục lại trang doanh nghiệp của bạn hay không thì dựa vào hên xui thôi!
Lời kết
Trên đây là những “bí kíp” SEO Google Map giúp thăng hạng từ khóa ‘thần tốc” cũng như cách xử lý các lỗi thường gặp về địa điểm doanh nghiệp trên Google Map. Hy vọng bài viết của Roi Media sẽ giúp ích cho bạn để có thể áp dụng dễ dàng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.