Shopee hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Dùng Shopee săn sale mỗi ngày nhưng chưa chắc bạn đã thực sự biết Shopee là gì. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những điểm khái quát nhất về Shopee cũng như những điều bạn cần lưu ý khi bán hàng trên Shopee.
Shopee là gì?
Shopee là một sàn thương mại điện tử dùng để mua sắm trực tuyến. Nó được coi là nền tảng thương mại và mua sắm trực tuyến hàng đầu tại Đài Loan và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tại đây, các đối tác của Shopee (hay người bán hàng cho dễ hiểu) có thể đăng tải bất kỳ sản phẩm nào mà không cần người tư vấn và người vận chuyển.
Shopee sẽ cung cấp đơn vị vận chuyển, kết nối tới người mua, giúp cho việc kinh doanh online của bạn thuận tiện hơn rất nhiều. Mặt khác, những khách hàng sử dụng ứng dụng Shopee có thể đặt mua mọi sản phẩm trên nền tảng này thay vì mất thời gian và công sức tới trực tiếp cửa hàng.
Hiện tại, sàn thương mại điện tử này đã có mặt trên 7 quốc gia, đó là: Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và Đài Loan. Năm 2016, kênh mua sắm này mới chính thức ra mắt tại Việt Nam và được cài đặt với phiên bản hỗ trợ Tiếng Việt.
Xem thêm: Tiktok Marketing – Xu Hướng Tiếp Thị Truyền Thông Thế Hệ Mới
Shopee thuộc công ty nào? Công ty Shopee ở đâu?
Năm 2016 Shopee được thành lập bởi tập đoàn SEA ở Singapore. Ban đầu, đội ngũ lãnh đạo tập đoàn hướng người dùng sử dụng Shopee trên điện thoại. Mục đích là vì muốn giúp người kinh doanh và mua hàng sử dụng được thuận tiện hơn. Nhưng sau một thời gian ngắn hoạt động, Shopee càng có nhiều sản phẩm kéo theo doanh thu nhận được bùng nổ theo cấp số nhân. Sự thành công của Shopee tạo tiền đề giúp tập đoàn SEA phát triển Shopee thành website mua sắm. Người dùng có thể sử dụng trên đa nền tảng như: máy tính, macbook, máy tính bảng,…
Được biết, mô hình thương mại điện tử của Shopee được thiết kế dựa trên mô hình kinh doanh Win – Win. Tức là hình thức kinh doanh đôi bên cùng có lợi. Do đó mà nó dần dần trở thành kênh bán hàng, marketing hiệu quả, đang dần áp đảo và thay thế Instagram, Facebook,…
Tính tới năm nay, Shopee đã có gần 200 triệu người dùng đang hoạt động, trong đó có khoảng 6,5 triệu người bán. Đồng thời, có tới gần 7000 người bán hàng Shopee, nhà phân phối và thương hiệu được săn đón trên Shopee.
Có thể mua những sản phẩm nào trên Shopee?
Shopee là một kênh thương mại điện tử với rất nhiều mặt hàng từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện thoại, tivi, xe máy,… hay các sản phẩm phục vụ sinh hoạt, du lịch,… Có thể thấy, các sản phẩm được giới thiệu trên Shopee rất đa dạng và phong phú. Có thể nói mọi thứ bạn cần đều có thể tìm thấy trên Shopee.
Sự đa dạng về sản phẩm là do Shoppe cho phép người dùng có thể tự do kinh doanh. Chỉ cần bạn có sản phẩm thì có thể dễ dàng đăng bán bất cứ lúc nào. Do đó mà chất lượng sản phẩm trên Shopee thường không thể kiểm duyệt. Uy tín của cửa hàng hay những người kinh doanh online trên Shopee sẽ là yếu tố quan trọng giúp người mua lựa chọn sản phẩm. Thông thường, những sản phẩm đến từ Shopee mall được nhiều người tin dùng hơn cả do độ uy tín đã được kiểm duyệt.
Bên cạnh đó, giao diện đăng tải sản phẩm đều có phần mô tả sản phẩm, số lượng người mua và đánh giá. Người mua sản phẩm trên Shopee có thể phản hồi những nhận xét của bản thân về chất lượng sản phẩm, thời gian nhận hàng,…
Ưu – Nhược điểm khi sử dụng Shopee
Là một sàn thương mại điện tử “có số có má” tại Việt Nam, Shopee có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng tồn tại những nhược điểm có thế nhận thấy một cách dễ dàng. Sau đây là những ưu và nhược điểm của Shopee:
Ưu điểm của Shopee
- Shopee cho phép người dùng thực hiện mua sắm ở bất cứ đâu. Miễn là thiết bị của bạn có kết nối Internet…
- Hình thức thanh toán đa dạng giúp bạn thuận tiện khí thanh toán đơn hàng.
- Dù là người bán hay người mua tại Shopee đều được bảo hộ bởi chính sách bảo vệ người dùng.
- Mọi sản phẩm và dịch vụ được kinh doanh trên Shopee đều có giá cạnh tranh. Đôi khi, sản phẩm còn rẻ hơn khi bạn mua trực tiếp tại cửa hàng. Bất ngờ chưa!
- Shopee hoạt động đa nền tảng, người dùng có thể tải ứng dụng Shopee trên cả hệ điều hành iOS hay Android.
- Đa dạng nhà vận chuyển.
- Các tính năng của Shopee: Sku phân loại sản phẩm, Shopee Live,…
- Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm mã, tặng voucher, miễn phí vận chuyển, hoàn xu,…
- Cho phép người dùng trồng cây kiếm xu.
Nhược điểm
- Việc thực hiện đổi trả hàng sẽ mất thêm chi phí cho bên vận chuyển.
- Vì người bán có thể đăng bán sản phẩm một cách tự do nên khâu kiểm tra chất lượng trên Shopee khá lỏng lẻo.
- Tình trạng mất hàng, giao hàng chậm, nhầm hàng vẫn xảy ra thường xuyên khiến nhiều chủ shop đau đầu
Hướng dẫn cài đặt Shopee đơn giản, nhanh chóng
Shopee được phát hành trên đa nền tảng nên bạn có thể cài đặt Shopee dễ dàng theo hai cách như sau:
- Đối với Desktop:
Khi sử dụng máy tính và có nhu cầu mua hàng trên Shopee, các bạn chỉ cần nhập địa chỉ website của Shopee. Sau đó tiến hành đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập tài khoản nếu có.
- Đối với thiết bị di động:
Shopee có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành. Vì vậy, các bạn có thể vào kho ứng dụng trên điện thoại ->Tìm kiếm Shopee-> Và tiến hành tải về. Khi đã có app Shopee trong máy, hãy tiến hành đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc liên kết app với Facebook, Gmail.
6 Lưu ý khi bán hàng trên Shopee nhất định bạn phải biết
Khi bán hàng trên Shopee bạn sẽ phải học hỏi rất nhiều thứ. Đồng thời cũng có rất nhiều kinh nghiệm mà bạn phải tích lũy trong quá trình bán hàng. Lenin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Việc học hỏi chưa bao giờ có giới hạn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Sau đây lòa 6 lưu ý khi bán hàng trên Shopee bất kỳ ai cũng nên biết:
Chuẩn bị nguồn hàng cho sản phẩm
Đây là công đoạn đầu tiên và quyết định toàn bộ công việc kinh doanh của bạn. Trước khi chuẩn bị cho phương án kinh doanh trên Shopee, người bán cần xác định mặt hàng mình muốn buôn bán. Hãy trả lời câu hỏi: Bán cái gì? Đồng thời, tìm hiểu và liên kết với những nhà cung cấp sản phẩm. Có rất nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần có vốn thì việc nhập hàng ở đâu cũng được.
Tuy nhiên, nguồn gốc hàng hoá không chỉ là vấn đề được Shopee mà khách hàng cũng rất quan tâm. Chưa kể hiện nay địa chỉ về các kho sỉ, nhà bán lẻ rất nhiều. Việc người kinh doanh không chuẩn bị trước nguồn hàng rất dễ khiến việc biến động về giá xảy ra liên tục Vì vậy, đây là lưu ý đầu tiên dành cho tất cả những ai muốn khởi nghiệp với Shopee.
Xây dụng thương hiệu trên Shopee
Sau khi đã kiếm được nguồn hàng thì việc tiếp theo chắc chắn là xây dựng gian hàng online trên Shopee và xây dựng thương hiệu tại đây. Vậy xây dựng gian hàng Shopee như thế nào đẻ đạt hiệu quả cao? Hiện tại, Shopee cho phép người bán hàng tạo gian hàng một cách miễn phí. Các bạn có thể đăng ký, thiết lập Shop của mình chỉ với một vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, tạo dựng được thương hiệu cho gian hàng mới là điều mà các bạn cần quan tâm.
Theo kinh nghiệm của tôi, người kinh doanh nên đặt tên thương hiệu sao cho dễ nhớ, dễ gọi. Trong trường hợp các bạn còn kinh doanh sản phẩm trên các kênh khác như Facebook, Instagram thì hãy đồng bộ tên gọi gian hàng của mình trên tất cả các nền tảng. Điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng nhớ tới thương hiệu của bạn và tìm thấy trên Shopee nhanh hơn.
Ngoài tên gọi, các bạn cũng cần đồng bộ cả hình ảnh đại diện của gian hàng để khi nhắc tới bạn, người ta sẽ nhớ ngay bạn đang kinh doanh cái gì. Bên cạnh đó, việc đầu tư, chăm chút một cách bài bản cho thương hiệu sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của bạn đối với khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí để Shopee có thể đánh giá, chấm điểm gian hàng của bạn đạt Yêu Thích.
Online Shopee thường xuyên
Nếu bạn nghĩ chỉ cần có nguồn hàng, có gian hàng rồi cứ đăng sản phẩm lên Shopee rồi rung đùi đợi đơn đổ về thì bạn đã lầm. Người kinh doanh trên Shopee vẫn phải hoạt động thường xuyên và tích cực trên ứng dụng này để có thể tiếp cận, nhắn tin giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ tư vấn khách hàng mua sản phẩm. Đặc biệt, việc online thường xuyên và phản hồi kịp thời sẽ giúp cho gian hàng của bạn gia tăng chỉ số phản hồi. Đồng thời, nó cũng đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Hỗ trợ tăng khả năng được Shopee đánh giá là Shop Yêu Thích.
- Lấy được lòng tin và sự hài lòng, thoải mái của khách hàng để tỉ lệ chốt đơn được thành công hơn. Đây là yếu tố then chốt.
- Hỗ trợ tư vấn các sản phẩm mà khách hàng chọn mua.
- Cạnh tranh với các gian hàng khác nhờ vào dịch vụ CSKH tốt.
Tận dụng các chương trình khuyến mãi, Flash Sale của Shopee
Lưu ý thứ tư bạn cần phải biết đó là hãy chăm chỉ tham gia các chương trình Flash Sale, ưu đãi của Shopee để cải thiện tình trạng kinh doanh cũng như thúc đẩy doanh số. Được biết, Shopee là hệ thống mua sắm tung ra các đợt khuyến mại với tần suất cực cao. Việc làm này nhằm mục đích kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nếu bạn đang bán hàng thì nên tận dụng thời cơ để đem lại nhiều hiệu quả hơn khi bán hàng Shopee:
- Tăng số lượng theo dõi gian hàng.
- Tăng lượng tương tác thật giữa khách hàng và sản phẩm trong gian hàng của bạn.
- Tăng doanh số bán hàng, xoay chuyển được vòng vốn giúp các bạn nhập thêm hàng mới kịp xu thế thị trường hơn.
Gọi cho người mua trước để xác nhận đơn hàng
Bạn đừng quá ỷ lại vào Shopee mà hãy chủ động trong việc kinh doanh của mình. Để giảm thiểu được tình trạng “đặt cho vui” của nhiều khách hàng, người kinh doanh phải liên hệ với người mua trước khi đóng gói sản phẩm và chuyển cho đơn vị vận chuyển để giao hàng. Bởi hiện nay, tình trạng hoàn hàng trên Shopee rất nhiều và hâu như là shop nào cũng gặp phải. Lý do của khách hàng thì muôn hình vạn trạng như: không phải tôi đặt hàng, tôi lỡ tay, trẻ con bấm linh tinh,…
Do đó, để có thể tránh được tình trạng bị bom hàng thì bạn hãy liên hệ ngay với người mua để xác nhận thông tin mua hàng và địa chỉ của họ nhé!
Đăng sản phẩm chuẩn SEO trên Shopee
Đăng sản phẩm chuẩn SEO trên Shopee như thế nào? Nói một cách dễ hiểu, đăng sản phẩm chuẩn SEO chính là việc áp dụng kĩ thuật SEO để tối ưu hóa cho trang giới thiệu sản phẩm của bạn.
Lợi ích của việc đăng sản phẩm chuẩn SEO là gì? Với sản phẩm đăng chuẩn SEO, công cụ của Shopee dễ dàng nhận ra đâu là thông tin hữu ích với người dùng. Từ đó giúp khả năng truy xuất dữ liệu sản phẩm của bạn đưa đến kết quả tìm kiếm của người dùng dễ dàng hơn. Nói một cách ngắn gọn là sẽ giúp khách hàng trên Shopee tìm kiếm được sản phẩm của bạn nhanh hơn, từ đó tăng cơ hội bán hàng.
Để đăng sản phẩm lên Shopee một cách chuẩn SEO bạn cần chú ý:
- Chọn từ khóa phù hợp cho sản phẩm (không nên quá dài và cũng không nên quá ngắn): Tên sản phẩm + Model + Đặc tính nổi bật
- Tối ưu URL (đường dẫn sản phẩm) Đường dẫn cần đưa cụm từ khó về tên sản phẩm vào URL và cần đảm bảo có thể đọc hiểu được URL.
- Tối ưu tiêu đề sản phẩm: Thẻ tiêu đề phải chứa từ khóa về tên và mã sản phẩm mà bạn chọn ở bước đầu. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các cụm từ mang tính hấp dẫn để kích thích sự tò mò của khách hàng.
- Tối ưu Meta Description (thẻ mô tả tóm tắt sản phẩm. Đoạn dài thẻ mô tả khoảng 150-160 ký tự. Nội dung thẻ phải chứa từ khóa, kèm theo các đặc tính nổi bật.
- Tối ưu các thẻ tiêu để Thẻ tiêu đề bao gồm H1, H2, H3, H4… Nội dung trên thẻ H1 phải chứa tên từ khóa, H2, H3 chưa đặc tính sản phẩm và thông số.
- Nội dung mô tả sản phẩm: Nội dung cần được trình bày một cách ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng đi đúng vào trọng tâm vấn đề. Thông tin cung cấp phải đầy đủ, chính xác.
Nhanh chóng tiếp nhận và xử lý đơn hàng
Đơn hàng sau khi được hệ thống cập nhật cần được xử lý tiếp nhận nhanh chóng. Đồng thời, khâu đóng gói hàng hàng, giao nhận vận chuyển cùng cần được thực hiện gấp rút. Bởi tâm lý chung của hầu hết khách hàng là đều mong muốn nhận được sản phẩm càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Quá trình đóng gói bao bì, bạn hãy cố gắng thực hiện thật cẩn thận và đẹp mắt. Nếu có bao bì được thiết kế riêng càng tốt. Điều này sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn từ phía khách hàng.
Điểm đánh giá Shop tích cực
Điểm đánh giá Shop là mấu chốt thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như là minh chứng cho việc kinh doanh thành công của bạn. Đồng thời, những gian hàng nhận được lượt tương tác cao, cùng điểm đánh giá tích cực thường sẽ được Shopee ưu tiên liên hệ trong các chiến dịch quảng cáo và xem xét để Buff thành gian hàng Yêu Thích.
Hãy cố gắng xây dựng và tích luỹ điểm đánh giá từ 4 sao trở lên. Vậy tích lũy bằng cách nào? Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong việc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Triển khai các chiến dịch tặng khách hàng những voucher giảm giá hoặc cung cấp một số chính sách dịch vụ độc quyền của bạn như: Trả giá, hoàn tiền/trả hàng, hỗ trợ phí ship, bảo hành. Sử dụng thẻ cảm ơn và nhắn nhủ khách hàng đánh giá 5 sao cho sản phẩm,…
Việc xây dựng một gian hàng có đánh giá cao sẽ tạo được niềm tin đối với người mua. Bởi khi mua hàng online sẽ rất khó để kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Nên những người mua thường dựa vào mô tả sản phẩm, phản hồi từ người mua trước cũng như đánh giá chất lượng phục vụ của Shop để quyết định đặt hàng.
Kết Luận
Như vậy, thông qua bài viết trên, Roi Media đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về sàn thương mại điện tử Shopee cũng như là những lưu ý cần phải biết khi bắt tay vào việc bán hàng trên Shopee. Hy vọng các bạn có thể vận dụng những thông tin này đẻ việc bán hàng trên Shopee trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
>>> ROI MEDIA xin gửi tặng bạn FULL BỘ TÀI LIỆU CƠ BẢN CHO NGƯỜI BÁN