Tường lửa (Firewall) từ trước tới nay luôn là công cụ đắc lực để hỗ trợ người dùng những giải pháp bảo mật, bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp. Vậy cụ thể tường lửa là gì? Tường lửa hoạt động như thế nào? Có những loại tường lửa nào được tin dùng nhất? Cùng ROI Media tìm hiểu sau đây nhé!
Tường lừa (Firewall) là gì?
Tường lửa được coi là lớp lá chắn bảo vệ an toàn đối với máy tính đặc biệt với những dòng hệ điều hành Window. Bất cứ khi nào máy tính của bạn muốn truy cập tới một mạng nào đó (Như mạng Internet) thì tường lừa khi được kích hoạt sẽ chịu trách nhiệm trở thành một bức tường nhằm cho phép kết nói giữa mạng cục bộ (local network) với những mạng được cho phép. Đồng thời, giúp ngăn chặn lại những tác nhân không đủ điều kiện truy cập và gây nguy hiểm.
Đặc điểm, Tường Lừa (Firewall) có thể xác định được thế nào là một mạng đáng tin cậy và không đáng tin cậy giúp cho máy tính bạn được bảo mật thông tin và an toàn hơn.
Quan tâm: Máy Chủ Ảo (VPS) là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Sử Dụng của VPS
Tại sao phải sử dụng tường lừa?
Tường lửa giúp bảo vệ các thiết bị tránh khỏi sự truy cập trái phép
Bất kỳ ai tham gia vào mạng Internet đều có thể trở thành một tác nhận bị đánh cắp thông tin hoặc là khi bạn click vào những mã nguồn độc, những trang web có chứa nội dung nhạy cảm thì đều có thể đưa thiết bị của bạn rơi vào tình trạng bị tấn công.
Những kẻ tấn công này sẽ cố gắng đánh cắp những thông tin, tài khoản ngân hàng hay bất kỳ một nguồn dữ liệu nào mà chúng khai thác được. Thậm trí sự truy cập vào thiết bị của bạn cũng có thể dẫn tới tình trạng bạn sẽ đánh mất quyền Admin của mình và bị các kẻ tấn công đó chiếm mất quyền kiểm soát.
Để tránh trường hợp này xảy ra, thiết bị của bạn cần được thiết lập và bật tính năng tường lửa để tránh được tình trạng trên. Thông thường ở hệ điều hành của máy tính, hệ điều hành của thiết bị động đã tích hợp sẵn tính năng này. Do đó, khi bạn muốn kích hoạt chỉ cần thực hiện qua vài bước vô cùng dễ dàng.
Tường lửa cũng chặn được nội dung xấu hoặc không phù hợp
Ngoài tác dụng là ngăn chặn sự tấn công của các Hacker (Tin tặc) thì bạn tường lừa đồng thời cũng sẽ có tác dụng ngăn chặn và kiểm duyệt những nội dung không đáng tin cậy, thiếu an toàn có thể không phù hợp với chính sách, pháp luật. Đối với khía cạnh gia đình thì tính năng này đảm bào cho những bậc phụ huynh có thể kiểm soát được tìm kiếm của con em mình dễ dàng và thuận tiện hơn.
Giúp việc sử dụng các dịch vụ online an toàn
Các dịch vụ cung cấp online như những trang web cho phép bạn Download hoặc truy cập chơi game online .v.v. đều có thể chứa đựng những mối nguy hại tiềm tàng và tường lửa là một trong những giải pháp hữu ích giúp cho bạn có thể an toàn sử dụng những dịch vụ uy tín.
Ý nghĩa các thông số của Tường Lừa (Firewall)
- IP (Internet Protocol): Hệ thống phân phối chính cho các thông tin trên Internet
- TCP (Transmission Control Protocol): Dùng để phá vỡ và xây dựng lại các thông tin qua Internet
- HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) : Sử dụng cho các trang Web
- FTP (File Transfer Protocol) : Dùng để tải về và tải lên các tập tin
- UDP (User Datagram Protocol): Sử dụng cho thông tin mà không yêu cầu phải đáp ứng, chẳng hạn như âm thanh và video
- ICMP (Internet Control Message Protocol) : Sử dụng bởi một bộ định tuyến để trao đổi thông tin với các router khác
- SMTP (Simple Mail Transport Protocol) : Được sử dụng để gửi thông tin dựa trên văn bản (e-mail)
- SNMP (Simple Network Management Protocol): Được sử dụng để thu thập thông tin hệ thống từ một máy tính từ xa
- TELNET: Sử dụng để thực hiện các lệnh trên một máy tính từ xa
Chức năng của Tường lửa
Chức năng chính của tường lửa chính là việc quản lý và xử lý các nguồn thông tin giữa các mạng. Điều chỉnh và kiểm soát thông tin giữa mạng cục bộ (local network) và mạng internet.
- Đảm bảo mạng cục bộ khi truy cập lên mạng khác (internet) không bị truy cập vượt ra ngoài.
- Ngăn chặn những mạng có IP khác không được truy cập vào mạng cục bộ.
- Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet.
- Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm hoặc cho phép địa chỉ truy nhập.
- Kiểm soát người dùng và việc truy cập của người dùng.
- Kiểm soát nội dung thông tin lưu chuyển trên mạng.
Khi tường lửa hoạt động, nó sẽ khảo sát các luồng lưu lượng giữa hai mạng để xem luồng lưu lượng này có đạt chuẩn hay không. Nếu như đạt, nó được định tuyến giữa các mạng, và lưu lượng sẽ bị hủy khi không đạt.
Bộ lọc của Firewall có khả năng lọc tất cả cả lưu lượng ra lẫn lưu lượng vào. Tường lửa cũng giúp quản lý việc truy cập từ bên ngoài vào nguồn tài nguyên bên trong mạng.
Firewall có thể ghi lại tất cả các cố gắng truy nhập vào mạng riêng và đưa ra cảnh báo kịp thời với những thâm nhập trái phép.
Nó còn có thể lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số cổng của chúng (lọc địa chỉ). Hoặc cũng có thể lọc các loại lưu lượng đặc biệt của mạng – lọc giao thức.
Một số Tường lửa khác còn có chức năng cao cấp như: đánh lừa được Hacker, làm cho Hacker nhầm tưởng rằng đã phá vỡ được hệ thống an toàn nhưng về cơ bản, nó phát hiện sự tấn công và tiếp quản nó, dẫn dắt kẻ tấn công đi theo một hướng nhất định nhằm để Hacker tin rằng họ đã vào được một phần của hệ thống và có thể truy cập xa hơn, các họat động của kẻ tấn công có thể được ghi lại và theo dõi.
Xem thêm: Server là gì? Có Các Loại Server Nào? Vai Trò Của Server
Các loại Tường lửa hiện nay
Các loại tường lửa có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên cấu trúc chung và phương thức hoạt động của chúng. Dưới đây là 8 loại firewall:
Packet-Filtering Firewall
Còn được hiểu là tường lửa lọc gói, là một trong những loại tường lửa lâu đời và phổ biến nhất, Cách thức hoạt động của Tưởng lừa khá đơn giản khi hoạt động chủ yếu của nó là xác định rõ được địa chỉ IP đích và nguồn, gói tin (packet), port… để xác định xem chúng có đạt yêu cầu hay không, nếu không thì sẽ bị loại bỏ.
Lợi ích của loại tường lừa này là không tiêu tốn nhiều tài nguyên. Điều này giúp cho việc sử dụng cùng lúc nhiều tính năng sẽ hạn chế vấn đề giật lag, máy chạy chậm.
Circuit-Level Gateways
Hoạt động dựa trên giao thức TCP handshake, được đánh giá là một loại firewall khá đơn giản, có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng cũng như loại bỏ các gói tin không hợp lệ. Hoạt động mà ít tiêu tốn tài nguyên, nhưng loại hình firework này có lại thiếu khả năng kiểm tra những packet, đặc biệt là những loại packet có có chứa mã độc sẽ là lỗi bảo mật vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống.
Stateful Inspection Firewall
Stateful Inspection Firewall kết hợp cả công nghệ kiểm tra gói tin và xác minh TCP handshake để tạo ra mức độ bảo vệ tốt hơn hai loại firewall trên. Tuy nhiên, các firewall này sử dụng khá nhiều tài nguyên từ máy tính. Điều này có thể làm chậm quá trình truyền các gói tin phù hợp so với các giải pháp khác.
Proxy Firewalls (Application-Level Gateways/Cloud Firewalls)
Loại firewall này hoạt động với cách thức lọc đến giữa mạng cục bộ và nguồn lưu lượng, phân phối dựa trên giải pháp cloud (đám mây) hoặc thông qua thiết bị proxy khách. Nó sẽ thực hiện kết nốt tới dữ liệu và kiểm tra packet (gói tin) được chuyển tới bằng giao thức TCP handshake chuyên sâu và xác định nội dung của packet để đảm bảo lọc bỏ được những mã độc kèm theo.
Next-Generation Firewall
Đây là một loại tường lừa thế hệ mới với những tính năng như nhận diện ứng dụng, ngăn chặn xâm nhập được tích hợp (IPS), kiểm soát ứng dụng và người dùng nhóm chung. Giúp ngăn chặn được những nguồn mã độc hại trước khi chúng kịp xâm nhập vào mạng đây là một trong những cải tiến của loại tường lừa này.
Software Firewall
Software firewall bao gồm bất kỳ loại firewall nào được cài đặt trên thiết bị cục bộ. Nó rất hữu ích trong việc tạo khả năng phòng thủ theo chiều sâu bằng cách cô lập các điểm cuối (endpoint) mạng riêng lẻ với nhau.
Tuy nhiên, việc duy trì software firewall riêng lẻ trên các thiết bị khác nhau có thể khó khăn và tốn thời gian. Hơn nữa, không phải mọi thiết bị mạng đều có thể tương thích với một software firewall duy nhất. Vì vậy, cần phải sử dụng nhiều software firewall khác nhau để bao phủ mọi nội dung.
Hardware Firewalls
Hardware firewall sử dụng thiết bị vật lý hoạt động theo cách tương tự như router để chặn các gói dữ liệu và yêu cầu lưu lượng trước khi nó được kết nối với các server của mạng. Firewall dựa trên thiết bị vật lý này vượt trội về bảo mật ngoại vi, bằng cách đảm bảo chặn lưu lượng độc hại từ bên ngoài mạng trước khi các điểm cuối mạng của công ty gặp rủi ro.
Tuy nhiên, điểm yếu chính của hardware firewall là các cuộc tấn công nội gián có thể tấn công dễ dàng. Ngoài ra, các khả năng thực tế của hardware firewall có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Trong đó, một số loại còn có khả năng xử lý các kết nối và hạn chế hơn những kết nối khác.
Cloud Firewalls
Bất cứ khi nào giải pháp cloud được sử dụng để cung cấp firewall, nó có thể được gọi cloud firewall hoặc tường lửa dưới dạng dịch vụ (FaaS). Cloud firewall giống với Proxy firewall, vì cloud server thường được sử dụng trong thiết lập Proxy firewall. Cloud firewall rất dễ mở rộng quy mô với tổ chức. Khi nhu cầu của bạn phát triển, bạn có thể thêm dung lượng bổ sung vào cloud server để lọc lưu lượng lớn hơn. Cloud firewall, giống như tường lửa phần cứng, vượt trội về bảo mật ngoại vi.
Kết luận
Trên đây là những thông tin và kiến thức mà ROI Media đem đến cho các bạn đọc về Tường lửa, lợi ích của việc sử dụng tường lửa và cách thức hoạt động của tường lửa. Mong rằng những thông tin của bài viết này sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho những bạn đọc, chúc bạn thành công!